Yêu cầu này cũng phù hợp với chỉ đạo của Bộ VH-TT-DL liên quan đến phương án của Sở VH-TT-DL Quảng Nam. Theo đó, Bộ VH-TT-DL nhận định công nghệ nano (của Tập đoàn Guardindustry, Pháp) là công nghệ mới, khi áp dụng tu bổ di tích cần phải được thí nghiệm trước một cách cẩn trọng để đảm bảo hiệu quả chính xác, tính toàn vẹn và sự bền vững của di tích.
Chính quyền địa phương cũng đặt vấn đề “thí nghiệm một cách cẩn trọng” cho các thành phần kiến trúc Chăm ít giá trị và tại nhóm tháp Chiên Đàn (ở H.Phú Ninh), báo cáo kết quả để Bộ VH-TT-DL quyết định, trước khi lập dự án cho toàn bộ di tích tháp Chăm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, UBND tỉnh giao Sở
VH-TT-DL và Sở Khoa học - Công nghệ tiến hành đăng ký thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2013 về ứng dụng công nghệ này.
Khu di tích Chăm Mỹ Sơn (ở H.Duy Xuyên) đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới, nhưng hiện tại công tác bảo tồn tháp Chăm tại đây (và nhiều địa bàn khác trong tỉnh) vẫn chỉ dừng ở mức độ gia cố chống xuống cấp, tái định vị các cấu kiện, phòng chống nguy cơ xâm hại từ tự nhiên...
H.X.H
>> Ứng dụng hạn chế công nghệ Nano để phục hồi di tích Chăm
>> Cuộc tranh luận về công nghệ nano
>> Đèn chiếu sáng công nghệ nano tiết kiệm điện
>> Thêm một ứng dụng công nghệ nano thành công
Bình luận (0)