Vắc xin Covid-19 về Việt Nam được vận chuyển, bảo quản ra sao?

Duy Tính
Duy Tính
22/02/2021 17:02 GMT+7

Tính đến ngày 8.2, có khoảng 11 loại vắc xin phòng Covid-19 được Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA), Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn và các quốc gia cấp phép sử dụng khẩn cấp.

Ngày 9.2, Bộ Y tế có quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021 - 2022 do COVAX Facility hỗ trợ
Tại quyết định này, ngoài quy định đối tượng ưu tiên, giai đoạn tiêm vắc xin Covid-19, Bộ Y tế cũng đã nêu quy trình phân phối vắc xin, lưu kho lạnh để bảo quản vắc xin khi vắc xin này về tới Việt Nam.

Việt Nam dự kiến có ít nhất 60 triệu liều vắc xin Covid-19 trong năm 2021

Quy trình nhận, phân phối vắc xin Covid-19

Theo Bộ Y tế, hệ thống tiếp nhận, bảo quản và phân phối vắc xin chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) Việt Nam được triển khai tại 4 tuyến, gồm: tuyến Quốc gia (Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương); tuyến khu vực (TCMR Miền Bắc, TCMR Miền Trung, TCMR Tây Nguyên và TCMR Miền Nam); tuyến tỉnh (CDC 63 tỉnh, thành phố); và tuyến huyện (Trung tâm y tế huyện).
Tuyến xã chủ yếu tiếp nhận vắc xin từ tuyến huyện và triển khai tiêm vắc xin cho các đối tượng tiêm chủng trong ngày tiêm chủng. Các xã ở vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn được trang bị tủ lạnh dung tích nhỏ từ để bảo quản vắc xin tại tuyến xã.
Vắc xin Covid-19 về Việt Nam được vận chuyển, bảo quản ra sao?- Ảnh 1.

Kho bảo quản vắc xin từ 2 đến 8°C ẢNH: VNVC

Những ai được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 tại Việt Nam?

Thông thường, vắc xin được nhập và bảo quản tại kho Quốc gia hoặc khu vực, sau đó sẽ được vận chuyển phân phối tới kho tỉnh, kho huyện và trạm y tế xã (các xã vùng sâu vùng xa có tủ lạnh bảo quản vắc xin).
Vắc xin nhập khẩu sẽ được nhập qua cảng hàng không chính Nội Bài và Tân Sơn Nhất; được tiếp nhận và bảo quản tại Kho quốc gia hoặc kho khu vực TP.HCM. Sau khi được kiểm định vắc xin sẽ được chuyển từ kho Quốc gia hoặc khu vực tới CDC tỉnh (Trung tâm kiểm soát bệnh tật), thành phố bằng xe tải lạnh, sau đó vắc xin sẽ được bảo quản trong hòm lạnh và được chuyển từ kho tuyến tỉnh xuống Trung tâm y tế huyện, sau đó chuyển đến trạm y tế xã bằng xe ô tô hoặc xe máy.
Vắc xin còn dư trong sau khi kết thúc buổi tiêm chủng tại trạm y tế xã sẽ được chuyển về kho huyện hoặc bảo quản ngay tại trạm y tế xã có tủ lạnh bảo quản vắc xin.

Tin tổng hợp dịch Covid-19 ngày 22.2: Hải Phòng lại 'nóng' vì các ca bệnh mới

Tình trạng hệ thống dây chuyền lạnh nhiệt độ 2°C - 8°C ở Việt Nam

Theo Bộ Y tế, kết quả khảo sát thực trạng hệ thống dây chuyền lạnh do Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phối hợp với UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc) và các đơn vị liên quan thực hiện theo bộ công cụ đánh giá thực trạng dây chuyền lạnh do UNICEF xây dựng.
Vắc xin Covid-19 về Việt Nam được vận chuyển, bảo quản ra sao?- Ảnh 2.

Nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch là đối tượng ưu tiên hàng đầu tiêm vắc xin phòng Covid-19. ẢNH: DUY TÍNH

Bảo quản từ 2°C đến 8°C, hệ thống dây chuyền lạnh sẵn có của Việt Nam gồm chủ yếu các thiết bị bảo quản vắc xin ở nhiệt độ từ 2°C - 8°C, ước tính có thể bảo quản được khoảng 122 triệu liều vắc xin phòng Covid-19. Cụ thể:
Tại tuyến Trung ương, tổng dung tích sẵn có là 253.000 lít, ước tính có thể bảo quản được 54 triệu liều vắc xin phòng Covid-19.
Tại tuyến tỉnh, thành phố, tổng dung tích sẵn có là 156.000 lít, ước tính có thể bảo quản được 33 triệu liều vắc xin phòng Covid-19.
Tại tuyến quận, huyện, tổng dung tích sẵn có là 160.000 lít, ước tính có thể bảo quản được 35 triệu liều vắc xin phòng Covid-19.
Theo Bộ Y tế thì có khoảng 26 tỉnh, thành phố cần bổ sung dây chuyền lạnh với tổng dung tích là 14.358 lít; tuyến quận, huyện có khoảng 92 quận, huyện cần bổ sung với tổng dung tích là 8.829 lít.
Theo báo cáo kiểm kê dây chuyền lạnh hàng năm của Chương trình TCMR, có 1.158 tủ lạnh TCW3000 được trang bị từ năm 2008. Qua hơn 10 năm sử dụng một số tủ lạnh đã hỏng hoặc phải sửa chữa nhiều lần. Ngoài ra, từ năm 2003, Dự án TCMR cũng cấp 3.988 tủ lạnh dung tích nhỏ RCW50EG cho các trạm y tế xã. Hiện tại các tủ này đã quá cũ và không còn hoạt động, cần phải được thay thế góp phần duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cao hàng năm và đảm bảo công bằng trong tiêm chủng, đặc biệt trong bối cảnh triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Hiện tại Chương trình TCMR đang chuẩn bị cung ứng 174 tủ lạnh TCW4000AC do Gavi (Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng) hỗ trợ thông quan UNICEF trong khuôn khổ Dự án tăng cường năng lực dây chuyền lạnh giai đoạn 2 (CCEOP2). Dự kiến số tủ lạnh này sẽ được bàn giao cho TCMR trong tháng 4 năm 2021. Ngoài ra, WHO cũng đang tiến hành mua và cung ứng 212 tủ lạnh TCW4000AC cho TCMR, dự kiến sẽ bàn giao số tủ này trong tháng 4 hoặc tháng 5 năm 2021.
Như vậy, tổng thể chung Việt Nam có đủ năng lực tiếp nhận, bảo quản và phân phối vắc xin phòng Covid-19 với điều kiện bảo quản nhiệt độ 2 - 80C tại tuyến Trung ương, tỉnh và huyện. Tuy nhiên cần bổ sung trang bị tủ lạnh cho các xã vùng sâu vùng xa, dự kiến số lượng ít nhất là 2.197 tủ.

Chiều 22.2: Thêm 9 ca mắc Covid-19 ở Hải Phòng và Hải Dương

Dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin từ - 25°C đến -15°C

Theo Bộ Y tế, đối với thiết bị bảo quản vắc xin từ -25°C đến -15°C, tổng dung tích sẵn có là 72.000 lít, ước tính có thể bảo quản được khoảng 16 triệu liều. Cụ thể:
Tại tuyến Trung ương, tổng dung tích sẵn có là 54.730 lít, ước tính có thể bảo quản được gần 12 triệu liều vắc xin phòng Covid-19.
Vắc xin Covid-19 về Việt Nam được vận chuyển, bảo quản ra sao?- Ảnh 3.

Kho bảo quản vắc xin từ 2 đến 8°C ẢNH: CTV

Tại tuyến tỉnh, thành phố, tổng dung tích sẵn có là 9.531 lít, ước tính có thể bảo quản được 2 triệu liều vắc xin phòng Covid-19.
Tại tuyến quận, huyện, tổng dung tích sẵn có là 8.271 lít, ước tính có thể bảo quản được 1,8 triệu liều vắc xin phòng Covid-19. Như vậy, dung tích bảo quản vắc xin ở nhiệt độ từ -25°C đến -15 °C tại các tuyến trong TCMR Việt Nam còn hạn chế và cần phải bổ sung.

Những bức tượng kỳ lạ trong Công viên Covid-19 có một không hai ở Đà Lạt

Chưa có dây chuyền lạnh bảo quản âm sâu (-80°C)

Về bảo quản vắc xin phòng Covid-19 ở nhiệt âm sâu (-80°C đến -70°C), theo Bộ Y tế, hiện tại, trong hệ thống TCMR Việt Nam chưa hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin ở nhiệt độ này.
Tuy nhiên, trong hệ thống tiêm chủng dịch vụ, có kho bảo quản vắc xin âm sâu của Công ty cổ phần vắc xin Việt Nam (VNVC) có thể bảo quản được 3 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 ở nhiệt độ âm sâu này.
Vắc xin Covid-19 về Việt Nam được vận chuyển, bảo quản ra sao?- Ảnh 4.

Kho lạnh chứa vắc xin Covid-19 trong điều kiện nhiệt độ âm sâu của VNVC

Còn đại diện VNVC cho biết, tủ lạnh âm sâu có nhiệt độ cực thấp, với khả năng duy trì nhiệt độ không đổi, có thể đặt chính xác nhiệt độ theo nhu cầu, trong khoảng từ - 86°C đến - 40°C. Sự phân bố nhiệt độ bên trong tủ âm sâu rất đồng đều, đảm bảo các chất hữu cơ luôn được giữ trong cùng một điều kiện nhiệt độ.
Tủ lạnh siêu âm -86°C tại VNVC sử dụng gas lạnh và công nghệ làm lạnh ghép tầng, và là sản phẩm đầu tiên trên thế giới có hệ thống cảnh báo qua GSM và chức năng điều khiển thiết bị từ xa… VNVC hiện đang sở hữu hệ thống 49 kho vắc xin lẻ và 2 kho tổng chuyên dụng bảo quản vắc xin ở nhiệt độ 2°C - 8°C, các kho tiền lạnh và 3 kho lạnh bảo quản âm sâu, với tổng diện tích hơn 1.000m2, dung tích hơn 4.000m3, có sức chứa lên tới 170 triệu liều vắc xin tại một thời điểm ở nhiệt độ 2°C - 8°C hoặc âm sâu (đến -86°C). Các kho đều được trang bị từ 2 nguồn điện trở lên, máy phát điện có công suất lớn, thời gian cấp điện dự trữ lên đến 72 giờ.
Theo VNVC, tính đến ngày 8.2, có khoảng 11 loại vắc xin phòng Covid-19 được cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA), Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn và các quốc gia cấp phép sử dụng khẩn cấp; có 237 loại đang triển khai nghiên cứu. Hầu hết các vắc xin yêu cầu bảo quản ở 2°C-8°C (như AstraZeneca của Anh). Tuy nhiên, nhiều loại (như hãng Pfizer-BioNTech, Moderna) cần bảo quản, vận chuyển với nhiệt độ -80°C đến -20°C, khiến cho kế hoạch triển khai tiêm chủng nhiều nước khó khăn, vì thiếu thiết bị bảo quản, vận chuyển chuyên dụng.
Tháng 1.2021, VNVC là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được tập đoàn dược phẩm AstraZeneca (Anh) lựa chọn để phân phối vắc xin phòng Covid-19 Vaccine AstraZeneca với số lượng lớn là 30 triệu liều, dự kiến giữa năm 2021 sẽ về Việt Nam, 

Cái Tết khó quên trong con hẻm Sài Gòn vừa kết thúc phong tỏa vì Covid-19

Thực trạng nhân lực trong hệ thống tiêm chủng

Theo Bộ Y tế, hiện nay, trên cả nước có khoảng hơn 13.000 cơ sở tiêm chủng, trong đó có hơn 11.000 cơ sở tiêm chủng mở rộng và hơn 2.000 cơ sở tiêm chủng nhà nước và tư nhân thực hiện tiêm chủng dịch vụ. Các cơ sở khám, chữa bệnh có phòng sinh triển khai tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh và vắc xin phòng lao trong tiêm chủng mở rộng.
Số nhân lực tại các tuyến tham gia công tác tiêm chủng mở rộng khoảng 49.000 người và 10.000 người của hệ thống tiêm chủng dịch vụ.
Ở các trạm y tế xã, phường gồm chủ yếu là cán bộ y tế, cán bộ truyền thông và nhân viên kỹ thuật. Tại các tuyến có bộ phận phụ trách tiêm chủng và cán bộ chuyên trách tiêm chủng mở rộng.
Hiện nay, nhân lực tham gia công tác tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ tại Việt Nam đều được tập huấn về tiêm chủng, có kinh nghiệm trong việc tổ chức buổi tiêm chủng.
Tuy nhiên, vắc xin phòng Covid-19 là vắc xin mới, do vậy cán bộ tiêm chủng cần được tập huấn lại về việc sử dụng vắc xin và theo dõi xử lý sự cố bất lợi sau tiêm chủng...
Theo báo cáo hàng năm của TCMR và báo cáo sơ bộ đánh giá Chương trình TCMR năm 2020 (EPI Review), toàn bộ cán bộ chuyên trách tiêm chủng đều đã được tập huấn và có kỹ năng lập kế hoạch tổ chức tiêm chủng. Phần lớn cán bộ quản lý vắc xin và dây chuyền lạnh đã được tập huấn quản lý dây chuyền lạnh và hướng thực hành bảo quản vắc xin. Kho vắc xin tại 63 tỉnh thành phố đã thực hiện quản lý bảo quản vắc xin theo đúng qui định Thực hành tốt bảo quản thuốc GSP. Tuy nhiên, có sự thay đổi về cán bộ chuyên trách tiêm chủng và quản lý vắc xin và dây chuyền lạnh tại các tuyến do sát nhập trung tâm CDC tỉnh và Trung tâm y tế huyện 2 chức năng, các cán bộ mới và vắc xin mới cần được tiếp tục cập nhật về quản lý lập kế hoạch tiêm chủng, quản lý vắc xin và dây chuyền lạnh.
Dự án TCMR rộng xây dựng phương án tăng cường dây chuyền lạnh cho các tuyến nhằm bảo đảm đủ khả năng bảo quản và vận chuyển vắc xin phòng Covid-19 báo cáo Bộ Y tế và huy động sự hỗ trợ của các Tổ chức trong và ngoài nước. Thời gian thực hiện trong tháng 2 – 3.2021.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.