Vắc xin Pfizer, AstraZeneca giảm hiệu lực chống biến thể Delta Covid-19 sau 3 tháng

La Vi
La Vi
19/08/2021 17:45 GMT+7

Theo một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh), khả năng bảo vệ của hai loại vắc xin Covid-19 của Pfizer-BioNTech và AstraZeneca đối với biến thể Delta sẽ giảm dần trong 90 ngày sau khi tiêm.

Theo nghiên cứu, vắc xin Pfizer sẽ bị giảm hiệu quả ngăn chặn lây nhiễm xuống còn 75%, còn AstraZeneca chỉ còn 61%. Sau khi tiêm liều thứ 2, tỷ lệ này giảm xuống mức tương ứng 85% và 68% trong 2 tuần đầu.
Kết quả này dựa trên hơn 3 triệu mẫu dịch mũi họng được lấy trên khắp nước Anh. Các nhà nghiên cứu không đưa ra mức giảm hiệu quả thêm theo thời gian. 

Một người dân được tiêm liều vắc xin Pfizer tăng cường tại Pennsylvania, Mỹ.

Reuters

Tuy nhiên, họ cho rằng hiệu quả của hai loại vắc xin trên sẽ tập trung trong 4-5 tháng sau khi tiêm liều thứ 2. Các tác giả đồng thời nhấn mạnh nguy cơ lây lan ngày càng gia tăng từ biến thể Delta. 
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người đã chủng ngừa đầy đủ vẫn có thể nhiễm biến thể Delta và có tải lượng virus tương tự những người chưa tiêm bị nhiễm. 
Phát hiện này phù hợp với phân tích của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ. Mỹ vừa lên kế hoạch tiêm chủng tăng cường mũi thứ 3 vào tháng tới, trong bối cảnh biến thể Delta khiến số ca nhiễm Covid-19 mới ở nước này tăng đột biến. 

Chương trình tiêm chủng bổ sung cho người lớn tuổi ở Netanya, Israel.

Reuters

Trong khi đó, Israel hồi tháng 7 đã bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng bổ sung liều vắc xin thứ 3 của Pfizer nhằm ngăn chặn đợt bùng phát mới do biến thể Delta gây ra. Nhiều nước châu Âu cũng có kế hoạch tiêm bổ sung người lớn tuổi và người có hệ miễn dịch yếu. 
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 4.8 đã kêu gọi các nước tạm dừng tiêm bổ sung liều thứ 3 lại để tập trung cung cấp vắc xin cho các nước còn thiếu. Vì hiện nay, biến thể Delta đang đe dọa các khu vực có tỷ lệ tiêm thấp và hệ thống y tế yếu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.