Vai trò chống tham nhũng của các tổ chức xã hội còn thụ động

Lê Hiệp
Lê Hiệp
11/05/2018 09:19 GMT+7

Theo chuyên gia Lê Nguyễn Duy Hậu, mặc dù dự thảo luật PCTN sửa đổi lần này đã ghi nhận tổ chức xã hội như một chủ thể PCTN, song vai trò của các tổ chức xã hội vẫn rất thụ động.

Sáng 10.5, tại Hà Nội, phát biểu trong tọa đàm “Vai trò và sự tham gia của các tổ chức xã hội trong phòng, chống tham nhũng tại VN”, TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó viện trưởng Viện Khoa học thanh tra - thành viên tổ biên tập dự án luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi, cho biết dự thảo luật đã quy định một chương riêng (chương 8) về hoạt động PCTN của các tổ chức xã hội.
“Những quy định mới này cho thấy, dự thảo không chỉ đề cao vai trò trách nhiệm của xã hội trong PCTN mà còn hướng đến việc PCTN trong chính hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội”, ông Khanh nói.
Tuy nhiên, ông Lê Nguyễn Duy Hậu, chuyên gia tư vấn, Tổ chức Hướng tới minh bạch, cho rằng dù dự thảo luật PCTN sửa đổi lần này đã ghi nhận tổ chức xã hội như một chủ thể PCTN, song vai trò của các tổ chức xã hội vẫn rất thụ động.
Ông Hậu cho rằng, theo dự luật thì vai trò chống tham nhũng của các tổ chức xã hội bị giới hạn trong việc PCTN nội bộ, không có quyền tham gia các hoạt động PCTN trong xã hội.
Còn bà Đỗ Thanh Huyền, chuyên gia phân tích chính sách công Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), nhận xét những nỗ lực để “vợt” tất cả các đối tượng vào phạm vi điều chỉnh của luật PCTN khiến dự thảo giống như một cuốn sách giáo dục công dân về PCTN hơn là một văn bản luật.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.