- Chơi Dota 2 mà không dùng bàn phím và chuột
- Thiếu gia Trung Quốc vung tiền lập "dream team" Dota 2
- Năm lý do đáng để chơi Dota 2
Bằng hình thức bán các loại trang phục và phụ kiện trong game, Valve đã có được nguồn thu bền vững để tiếp tục phát triển mà vẫn đảm bảo việc vận hành một số tựa game miễn phí của hãng một cách trơn tru. Hình thức này đã được Valve áp dụng rất thành công trong Dota 2 và Team fortress 2, những con gà đẻ trứng vàng của hãng.
Tuy nhiên lợi nhuận từ việc bán đồ ảo này sẽ không về tay Valve toàn bộ, mà các nhà thiết kế cũng sẽ được chia sẻ lợi nhuận. Từ đây, một công việc mới đã sinh ra, nghề thiết kế đồ trong game cho Dota 2.
Theo số liệu mới đây từ Valve, hãng đã chi trả tổng cộng 10.215.796 USD cho 661 nhà thiết kế đã gửi tác phẩm đến hãng và chính thức được bày bán. Đây là con số quá ấn tượng, trung bình mỗi nhà thiết kế nhận được hơn 15.000 USD một năm, bằng với thu nhập bình quân đầu người một năm của Chile và gấp rưỡi bình quân của thế giới năm qua.
Tổng cộng đã có 2.349 món đồ ảo đã được “lên sàn” ở cả hai trò chơi. Có tới 90% các món đồ bán trong cửa hàng của Team fortress 2 là do người chơi thiết kế, số còn lại thuộc về Valve. Nhiều nhà thiết kế còn khẳng định, từ lâu họ đã không còn xem đây là nghề tay trái nữa.
Trong một cuộc phỏng vấn với hai nhà thiết kế Chemical Alia và DrySocket, họ cho biết 25% lợi nhuận từ bán đồ ảo theo thỏa thuận của Valve nghe có vẻ nhỏ nhưng thực sự có thể giúp họ sống dư dả. Hai anh cũng cho biết đây thực sự là giấc mơ thành hiện thực khi có thể kết hợp giữa đam mê Dota 2 với sự yêu thích thiết kế đồ họa 3D để kiếm ra tiền.
Valve một lần nữa khẳng định hướng đi đúng đắn của mình khi không chỉ đưa ra trò chơi chất lượng cao hoàn toàn miễn phí mà còn giúp các game thủ, với một chút khả năng về đồ họa, có thể kiếm tiền hay thậm chí làm giàu từ game.
Bình luận (0)