Theo PGS Đào Văn Đông, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải, cho đến nay kỳ thi THPT quốc gia vẫn là một kỳ thi hữu ích với không chỉ ngành GD-ĐT mà còn với phần lớn các trường ĐH. Nhờ có kỳ thi này mà ngành GD-ĐT có cơ sở để đánh giá mặt bằng chung của người học trên cả nước, đồng thời phân hóa được thí sinh ở mức độ cơ bản, đủ để cho đại đa số trường ĐH làm căn cứ để chọn ra những nhóm thí sinh hội đủ các điều kiện mà trường mình cần.
tin liên quan
Ôn thi THPT quốc gia: Chiến lược 70 - 30“Trước mắt thì nên duy trì 2 mô hình. Bộ GD-ĐT vẫn nên duy trì kỳ thi như hiện nay, sau khi đã điều chỉnh một số vấn đề kỹ thuật, phương pháp tổ chức để đảm bảo tính nghiêm minh”, PGS Đông đề xuất, đồng thời cũng khuyến cáo: “Xã hội không nên quá cầu toàn về kết quả đầu vào của thí sinh, đừng mặc định những em có kết quả thi tốt là sẽ học ĐH tốt. Vì khi vào ĐH, các trường sẽ phân nhóm đối tượng, từ đó áp dụng chương trình, phương pháp đào tạo phù hợp. Đó là yếu tố quan trọng tác động tới chất lượng đầu ra ĐH”.
PGS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho rằng trong giai đoạn tới, kể cả sau năm 2020, VN chưa thể bỏ được kỳ thi có tính quốc gia, vẫn phải thực hiện và vẫn phải làm thế nào cho kỳ thi tốt hơn. PGS Triệu cho rằng: “Đấy cũng là kỳ thi mà theo quan điểm của tôi là phù hợp nhất với truyền thống thi cử ở VN, cũng như sự phát triển kinh tế xã hội ở VN. Nhìn sang các nước có nền kinh tế phát triển mạnh trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, họ vẫn buộc phải duy trì một kỳ thi chung, chứng tỏ kỳ thi đó vẫn có những hiệu quả tích cực. Vì thế, một mặt chúng ta nên khuyến khích các đơn vị thí điểm những kỳ thi mà chúng là xu hướng của tương lai, như kỳ thi đánh giá năng lực, nhưng nó chưa thể thay thế kỳ thi THPT quốc gia”.
Bình luận (0)