Đó là giáo dục bắt buộc đến cấp THCS và chính sách về tiền lương của nhà giáo.
Luật Giáo dục sửa đổi lần này nhấn mạnh đến yếu tố nâng cao chất lượng, vị thế nhà giáo nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Thế nhưng tất cả các biện pháp như thay miễn học phí cho sinh viên sư phạm bằng tín dụng, hay Bộ GD-ĐT quy định chỉ tiêu, nguyên tắc xét tuyển vào trường sư phạm... vẫn chỉ là giải quyết phần ngọn một khi không đưa chính sách về tiền lương của nhà giáo vào trong luật. Không có chính sách này thì khó lòng tạo đòn bẩy để thu hút người giỏi vào sư phạm.
tin liên quan
Tiền dịch vụ đào tạo thu theo cơ chế giá, nhưng vẫn dùng thuật ngữ học phíHiện nay, dù cả nước đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS nhưng tỷ lệ người dân tốt nghiệp THCS trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên chỉ 29,5%. Hạn chế của nguồn lực phần nào sẽ được giải quyết nếu VN thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc ít nhất đến THCS, nghĩa là miễn phí từ lớp 1 đến lớp 9. Chính sách này không những giải quyết hạn chế cơ bản hiện nay của VN là nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật thấp mà còn là một chủ trương mang ý nghĩa nhân văn, có sức tác động rất lớn đến xã hội.
Lý do để Bộ GD-ĐT không đưa vào luật 2 đề xuất này là vấn đề tài chính. Khó khăn về tài chính thì nước nào cũng gặp nhưng nếu đợi đến khi có đủ tài chính mới thực hiện thì không biết đến bao giờ. Nếu quyết tâm làm thì cần đưa vào luật và đề ra các biện pháp cũng như lộ trình thực hiện. Không nhất thiết phải thực hiện dàn trải cùng lúc mà có thể triển khai trước hết đến vùng sâu, vùng xa, nhóm yếu thế, khó khăn.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, mỗi năm, học phí thu từ bậc THCS trên cả nước được hơn 2.000 tỉ đồng. Con số này không nhỏ nhưng cũng không quá lớn để thực hiện một chủ trương nhân văn có lộ trình phù hợp. Chính vì giá trị nhân văn này mà đến nay hầu hết các nước trên thế giới đều thực hiện, thậm chí nhiều nước bị xem nghèo hơn VN!
Lần này mà không đưa vào luật Giáo dục 2 điểm then chốt đó thì đến bao giờ!
Bình luận (0)