Văn hóa ẩm thực chay trong 'Thanh tịnh mâm cỗ Việt'

07/02/2023 07:31 GMT+7

Thanh tịnh mâm cỗ Việt là một thể nghiệm độc đáo của hai tác giả Hồ Đắc Thiếu Anh và Nguyễn Hồ Tiếu Anh khi thực hiện lại các mâm cỗ chay theo phong vị cung đình xưa, phong vị cổ truyền và phong vị mới hòa quyện trên nền nguyên liệu có sẵn nơi quê nhà.

Mục đích đầu tiên của hai nghệ nhân là để giới thiệu với thực khách di sản văn hóa vật chất của một dân tộc, một địa phương mà ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đã thấm sâu trong đời sống của người cố đô; đồng thời, đây cũng là một cách báo ân với tiền nhân dòng tộc vì đã để lại cho hậu sinh một di sản văn hóa ẩm thực chay vô cùng giá trị.

Văn hóa ẩm thực chay trong Thanh tịnh mâm cỗ Việt   - Ảnh 1.

Bìa sách Thanh tịnh mâm cỗ Việt

NXB

Không chỉ giới thiệu công thức làm 30 món chay lành của người Việt từ cổ chí kim, cuốn sách Thanh tịnh mâm cỗ Việt còn lồng ghép những câu chuyện văn hóa thú vị, cung cấp cho người đọc góc nhìn đa chiều về nền ẩm thực VN.

Cỗ chay hay mặn là tùy quan niệm, truyền thống của mỗi gia đình. Tuy nhiên, ngoài mâm cỗ chay tại chùa thì hầu hết các gia đình phật tử cũng thường thể hiện tấm lòng thành kính đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ qua những món cúng chay. Theo nhận định của tác giả, làm cỗ cúng trước là để tưởng nhớ và cầu cho các bậc tiên hiền quá vãng được an tịnh nơi cõi lành, sau là nhắc nhở con cháu đừng quên cội quên nguồn; tổ tiên chúng ta đâu thể thọ thực như người còn sống mà chỉ cảm thọ sự thành tâm từ lòng hiếu kính của con cháu qua mâm cỗ, vậy thì không nên đánh đổi sự sống của sinh vật mà làm cỗ cúng để tránh nghiệp sát sanh và cũng để tạo phước đức cho người thân quá cố…

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.