Chiều 14.5, ông Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng lịch sử, thuộc Sở Văn hóa
Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết sau gần một tuần
gấp rút di dời các hiện vât lịch sử trưng bày ngoài trời tại bảo tàng hiện công việc đã hoàn tất một cách an toàn.
Những ngày qua đảm trách vai trò chủ chốt, các cán bộ chiến sĩ thuộc Bộ chỉ huy
Quân sự tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức làm việc 3 ca/ngày trên công trường. Đồng thời đã vận chuyển thâu đêm các hiện vật ra khỏi kinh thành Huế đến vị trí mới ở địa chỉ 268 Điện Biên Phủ, TP.Huế (gần đàn Nam Giao).
Chiếc máy bay A-37 được tháo rời nhiều bộ phận để có thể lọt qua được cổng kinh thành
|
Khởi hành mỗi đêm 2 ca, lúc 22 giờ hôm trước và 2 giờ sáng hôm sau khi lưu lượng người và xe lưu thông trên đường đã thưa, lần lượt các hiện vật có thể khối như xe tăng nhiều loại, máy bay chiến đấu Mig 21, máy bay A37, trực thăng, pháo tự hành… được đưa ra khỏi kinh thành qua cổng Cửa Ngăn, một trong những cửa ra vào
kinh thành Huế.
Máy bay Mig 21 rời di tích Quốc Tử Giám đến địa điểm mới
|
Điều khiến mọi người lo ngại là sức chịu đựng của chiếc cầu Cửa Ngăn liệu có đảm bảo tải trọng khi bản thân một số hiện vật nặng đến gần 60 tấn, rồi thêm xe cẩu hạng nặng, siêu trường siêu trọng… đi qua cầu
|
Có lẽ chưa bao giờ cầu Cửa Ngăn phải gánh một lượng tải trọng lớn như vậy nên những người vận chuyển đã có những tính toán hết sức cẩn trọng
|
Một cán bộ tham gia vận chuyển các hiện vật cho biết chuyến xe đầu tiên chuyển một trong những chiếc xe tăng qua cầu Cửa Ngăn cảm giác chiếc cầu như rung lên.
Các hiện vật đi hướng ngược chiều từ số 1 đường 23 tháng 8 qua Cửa Ngăn, ra đường Lê Duẩn, qua cầu Dã Viên đến đường Phan Chu Trinh và tập kết tại số 268 đường Điện Biên Phủ. Việc đưa hiện vật lên xe siêu trường siêu trọng để chuyển đi vất vả bao nhiêu thì khi hạ xuống cũng khó khăn không kém.
Việc vận chuyển các hiện vật luôn có một xe cảnh sát dẫn đường, một xe kiểm soát quân sự hộ tống
|
Ban ngày các cán bộ chiến sĩ tháo rời một số bộ phận của hiện vật, ban đêm đến rạng sáng họ thay nhau hoàn thành công việc vận chuyển
|
Thượng tá Nguyễn Đình Khoa, Phó chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết tất cả các hiện vật đều đã trải qua những năm tháng chiến tranh, 45 năm đã trôi qua. Do không được bảo quản, bảo dưỡng nên một số hiện vật đã xuống cấp trầm trọng, vì vậy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh bằng mọi cách xử lý để làm sao di chuyển tất cả các loại hiện vật về cơ sở mới đảm bảo an toàn
|
Hiện nay Bảo tàng lịch sử tỉnh Thừa Thiên-Huế có khoảng 3.000 hiện vật. Địa điểm bảo tàng đóng vốn là di tích Quốc Tử Giám, một phần của quần thể
di sản văn hóa nhân loại. Việc di dời các hiện vật ra khỏi đây nhằm trả lại di tích này để tu bổ, bảo tồn phát huy các các trị văn hóa, lịch sử.
Một chiếc xe tăng được hai cần cẩu đưa xuống vị trí trưng bày mới
|
"Việc di đời hiện vật chúng tôi đánh giá rất thành công. Các đơn vị phối hợp với nhau rất nhịp nhàng, đáng kể là lực lượng công an và lực lượng quân đội. Đến nay công việc giai đoạn 1 đã hoàn tất, số hiện vật ngoài trời từ
di tích Quốc Tử Giám đã lên đến 268 Điện Biên Phủ an toàn tuyệt đối, không xảy ra sự cố nào", ông Nguyễn Đức Lộc nói và cho biết sắp tới đơn vị sẽ tham mưu cho lãnh đạo Sở
Văn hóa Thể thao tỉnh, trình UBND tỉnh cũng như lấy ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu những phương án trưng bày, bày trí các hiện vật ở vị trí mới.
Công việc di dời máy bay, xe tăng, pháo... khỏi di tích Quốc Tử Giám hoàn thành sớm so với kết hoạch
|
Bình luận (0)