Đã có 15 kỷ lục được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập. Đầu tiên, đó là bức tranh
Bản di chúc Bác Hồ năm 1969 làm trên lá thốt nốt, chất liệu đặc biệt chỉ có tại vùng Bảy Núi do kỷ lục gia - nghệ nhân Võ Văn Tạng cùng Ban quản lý Du lịch và
Văn hóa H.Thoại Sơn (An Giang) thực hiện. Tác phẩm có khổ 1,22m x 2,24m, với hai mặt lồng kính, gồm ảnh lớn chân dung Bác Hồ và 4 ảnh nhỏ:
Quê Bác, Cảng Nhà Rồng, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập và
Lăng Bác. Mặt sau là toàn văn bản di chúc của Người gồm 56 dòng với trên 1.000 chữ. Tác phẩm được kỷ lục gia Văn Tạng cùng 7 thợ lành nghề làm suốt một tháng để kịp trưng bày phục vụ nhân dân đến đọc, chiêm ngưỡng đúng dịp Tết Tân Mão 2011.
Mặt trước và mặt sau bản Di chúc Bác Hồ năm 1969 bằng chất liệu lá thốt nốt
|
Tiếp đó là bức tượng
Bác Hồ mang giá trị
nghệ thuật cao của kỷ lục gia - nghệ nhân Đới Ngọc Mạnh (xác lập kỷ lục Bức tượng Bác Hồ bằng chất liệu than đá năm 2013). Được biết năm 1969, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa, xuất phát từ tình cảm sâu sắc đối với Người, nghệ nhân Đới Ngọc Mạnh khi đó 32 tuổi đã bắt tay vào tạc tượng vị lãnh tụ kính yêu bằng chất liệu than đá của chính vùng đất Quảng Ninh. Sau 45 ngày miệt mài, bức tượng hoàn thành nặng gần 600kg, cao 1,45m trên một khối than đá nặng trên 1 tấn, được đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến Quảng Ninh đón nhận và đề nghị tác giả cùng về Hà Nội để trao lại cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.
Với gam màu chủ đạo là màu tự nhiên của gỗ và màu gỗ bị đốt cháy, kỷ lục gia Hồ Ngọc Hiếu (ngụ Q.9 TP.HCM) tự tạo ra bộ sưu tập những tác phẩm rất ấn tượng về Bác Hồ và được công nhân danh hiệu Người vẽ chân dung Bác Hồ bằng bút lửa nhiều nhất (xác lập năm 2013).
Một kỷ lục nữa được xác lập năm 2012 là bức tượng Bác Hồ bằng đồng lớn nhất do UBND tỉnh Gia Lai thực hiện, sau hơn 2 năm khởi công từ tháng 10.2010 đến tháng 12.2012 mới hoàn thành. Ngày 9.12.2012, lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên được tổ chức trọng thể tại quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku (Gia Lai).
Kỷ lục gia - nghệ nhân Đới Ngọc Mạnh
bên một tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh
|
Còn bức tự họa Chân dung Bác Hồ trên mành tre lớn nhất của CLB thư pháp Việt Thanh niên - TP.Biên Hòa (xác lập năm 2012), gắn kết từ 455 thanh tre do chính tay các thành viên tỉa và lắp ghép, có tổng trọng lượng 122kg (tượng trưng cho kỷ niệm 122 năm ngày sinh của Bác năm ấy). Tất cả được gắn kết nên một tấm mành tre dài 1.002cm (tượng trưng cho kỷ niệm 1002 năm Thăng Long – Hà Nội), rộng 312cm (tượng trưng cho 312 năm Biên Hòa – Đồng Nai).
Bộ sách lịch Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh biên soạn công phu trong hơn 3 năm do ông Vũ Đức Loan là tác giả ý tưởng và Công ty TNHH An Hảo thực hiện (xác lập kỷ lục Sách lịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam năm 2012). Bộ lịch được thiết kế mang dáng dấp cổ điển, nhưng lại hiện đại với 200 bức ảnh của Bác Hồ được một tập thể họa sĩ dày công họa từng chi tiết. Xuyên suốt bộ lịch là 365 di ngôn của Bác Hồ được chọn lọc và dẫn nguyên văn từ bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập (15 tập).
Bức tượng Bác Hồ bằng đồng lớn nhất ở Gia Lai
|
Bức tự họa chân dung Bác Hồ trên mành tre lớn nhất
|
Sách lịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam
Ảnh: Tổ chức Kỷ lục Việt Nam
|
Danh hiệu Nghệ sĩ thể hiện thành công hình tượng Bác Hồ ở nhiều thể loại nhất đã thuộc về NSƯT Nguyễn Tiến Hợi (xác lập năm 2013). Mặc dù NSƯT Tiến Hợi không phải là người duy nhất đóng vai Bác Hồ. Nhưng khi nói đến những vai diễn về Bác trên sân khấu,
điện ảnh hay truyền hình thì tên anh được nhắc đầu tiên và nhiều nhất.
Bức tranh khảm trai Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập của kỷ lục gia - nghệ nhân Nguyễn Đình Vinh cũng được xác lập kỷ lục Việt Nam năm 2014. Tác phẩm làm bằng gỗ gụ, khảm trai, thực hiện từ 310 miếng ghép vuông mỗi cạnh 5cm, toàn bộ là hình khối được đục và gắn chìm bằng mặt gỗ với chất liệu sơn ta, sau 20 ngày khô cứng được mài phẳng và chuyển sang công đoạn truyền thần. Trong 3 tháng miệt mài, tỉ mỉ, công đoạn này mới hoàn thành.
NSƯT Tiến Hợi thể hiện thành công hình tượng Bác Hồ ở nhiều thể loại nhất
|
Kỷ lục gia - nghệ nhân Nguyễn Đình Vinh
Ảnh: Tổ chức Kỷ lục Việt Nam
|
Bức tranh Bác Hồ bằng hoa sen lớn nhất Việt Nam
|
Cuốn sách Những lời dạy của Bác Hồ viết bằng chữ thư pháp Việt lớn nhất
|
Truyện về Người - truyện thơ dài nhất về Bác Hồ được viết bằng thể thơ lục bát
Ảnh: Tổ chức Kỷ lục Việt Nam
|
Ngoài ra, một số công trình tưởng nhớ Bác của nhiều kỷ lục gia Việt Nam khác: Nghệ nhân thêu tay truyền thống thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh thành tranh trang trí bằng chỉ tơ tằm Việt Nam đầu tiên là nghệ nhân ưu tú Lê Văn Kinh (xác lập năm 2013); bức tranh Bác Hồ bằng hoa sen lớn nhất Việt Nam của chùa Đại Tuệ (Nam Đàn, Nghệ An) xác lập năm 2015; cuốn sách Những lời dạy của Bác Hồ viết bằng chữ thư pháp Việt lớn nhất (nhà thư pháp Võ Dương, xác lập năm 2016); Truyện về Người - truyện thơ dài nhất về Bác Hồ được viết bằng thể thơ lục bát (kỷ lục gia Nguyễn Hồng Quân, xác lập năm 2015); Chương trình đồng diễn thể dục xếp hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều miếng ghép nhất (trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM, xác lập năm 2014); Bức tranh Bác Hồ về thăm bà con nhân dân tỉnh Bắc Ninh bằng khảm trai lớn nhất (Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh và nghệ nhân Nguyễn Đình Vinh, xác lập năm 2019) và Nhạc sĩ sáng tác các ca khúc về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều nhất Việt Nam là nhạc sĩ Vũ Văn Viết (xác lập năm 2019) khi từ năm 2013 đến ngày nhận kỷ lục, ông đã sáng tác hơn 100 ca khúc viết về Bác Hồ.
Chương trình đồng diễn thể dục xếp hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều miếng ghép nhất của trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM
|
Bức tranh Bác Hồ về thăm bà con nhân dân tỉnh Bắc Ninh bằng khảm trai lớn nhất
|
Nhạc sĩ sáng tác các ca khúc về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều nhất Việt Nam Vũ Văn Viết
Ảnh: Tổ chức Kỷ lục Việt Nam
|
Bình luận (0)