Vào phòng thi bỗng quên kiến thức, phải làm sao?

01/11/2016 14:49 GMT+7

Khi ôn luyện thì học rất nhiều nhưng đến lúc vào phòng thi bỗng quên mất kiến thức. Đây là trải nghiệm không ít người trong chúng ta đã gặp. Tuy nhiên, vẫn có cách đối phó với hiện tượng này và giúp kiến thức ‘quay về’.

Không ít thí sinh gặp tình trạng quên đi kiến thức khi bước vào phòng thi Ảnh: Shutterstock
Điều gì khiến chúng ta quên những gì đã học?
Hiện tượng này liên quan đến 3 vùng não bộ. Trước tiên phải kể đến là vùng hypothalamus, chịu trách nhiệm điều khiển thân nhiệt, đói, khát… Hypothalamus giúp kết nối giữa môi trường xung quanh với cảm giác của cơ thể, bị hệ thống nội tiết tố chi phối mạnh mẽ, theo Straits Times.
Thứ hai là vùng hippocampus, hay còn gọi là hồi hải mã. Chịu trách nhiệm ghi nhớ thông tin, kiến thức hay khái niệm. Cuối cùng là vùng vỏ não trước trán. Nó nằm ngay sau hốc mắt, chịu trách nhiệm thiết lập mục tiêu, chi phối hoạt động và điều tiết cảm xúc.
Ba vùng não nãy kết hợp sẽ ảnh hưởng đến việc gợi nhớ lại kiến thức. Trong điều kiện bình thường như ở nhà hay thư viện, não bộ đang ở trạng thái bình tĩnh. Vùng hypothalamus tiết ra ít các hormone căng thẳng. Nhưng khi vào phòng thi thì mọi chuyện đảo ngược hoàn toàn. Những suy nghĩ sợ điểm thấp, sợ thất bại khiến não bộ nhận diện đối mặt với mối đe dọa. Ngay lập tức, vùng hypothalamus sẽ tiết ra các hormone gây căng thẳng như norepinephrine và cortisol. Chúng tác động đến 2 vùng não còn lại, khiến khả năng tư duy và nhớ lại thông tin bị suy giảm.

tin liên quan

5 công việc được trả lương cao nếu có bằng thạc sĩ

Để trở thành chuyên gia và hiểu sâu một lĩnh vực nào đó, thông thường một người phải học lên thạc sĩ. Thời gian học sẽ kéo khoảng 1 đến 2 năm. Một số ngành nghề mang lại thu nhập khá cao nếu có bằng thạc sĩ.

Cách ứng phó
Một số cách có thể giải quyết hiện tượng này. Cách thường thấy nhất là hãy thư giãn, giúp não bộ không còn nhận diện đây là tình huống đe dọa. Từ đó, hormone sẽ được điều chỉnh, sự bình tĩnh trở lại và kiến thức lại ‘quay về’.
Một cách khác mà quân đội thường áp dụng là cho những người lính thường xuyên tiếp xúc với các tình huống mô phỏng chiến đấu. Việc tiếp xúc thường xuyên với tình huống đe dọa sẽ khiến bộ não thích ứng và không tiết ra các hormone căng thẳng khi gặp phải lần nữa. Từ đó, người lính sẽ bình tĩnh hơn khi đang trên chiến trường thật.
Tương tư, học sinh, sinh viên đang trong quá trình ôn thi hãy cố gắng đặt mình trong tình huống như đang thi thật. Các phương pháp thường thấy là tổ chức thi thử, đặt thời gian làm bài và cố gắng làm hoàn thành đúng giờ.

tin liên quan

4 cách để lấy lại sự tập trung khi học bài
Mất tập trung là một trong những nguyên nhân gây chán học và chất lượng học tập giảm sút. Trang About chia sẻ 4 nguyên nhân chủ yếu gây mất tập trung và cách để cải thiện tình trạng này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.