Vật liệu xây dựng đua nhau 'đội' giá

Lê Quân
Lê Quân
09/02/2023 06:36 GMT+7

Đầu năm nay, giá nhiều loại vật liệu xây dựng, nhất là thép xây dựng tăng mạnh, đặt thêm gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp.

Giá thép tăng mạnh, giá xi măng ít biến động

Khoảng giữa tháng 1, nhiều thương hiệu thép xây dựng công bố giá bán mới theo hướng tăng. Hai tuần sau đó, doanh nghiệp (DN) thép tiếp tục công bố giá bán mới với mức tăng rất mạnh, thấp nhất là 460.000 đồng/tấn và mức tăng cao nhất là 710.000 đồng/tấn.

Cụ thể, Thép Việt Nhật là thương hiệu tăng giá mạnh nhất với mức tăng 710.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Hiện, hai sản phẩm này của Thép Việt Nhật đều có giá 15,58 triệu đồng/tấn. Thép Hòa Phát điều chỉnh tăng 510.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240. Giá bán của hai sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 của Hòa Phát ở khu vực miền Bắc hiện lên mức 15,45 triệu đồng/tấn và 15,53 triệu đồng/tấn; tại khu vực miền Trung và miền Nam, thép cuộn CB240 của Hòa Phát cũng được điều chỉnh tăng lần lượt 560.000 đồng/tấn và 460.000 đồng/tấn, giá bán lên mức 15,42 triệu đồng/tấn và 15,37 triệu đồng/tấn.

Vật liệu xây dựng đua nhau “đội” giá  - Ảnh 1.

Giá thép liên tục được điều chỉnh tăng mạnh thời gian qua

NGỌC THẮNG

Tương tự, Thép Tung Ho tại miền Nam cũng tiến hành tăng 460.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240, lên mức giá 15,53 triệu đồng/tấn. Sản phẩm thép thanh vằn D10 CB300 của thương hiệu này hiện có giá 15,48 triệu đồng/tấn, tăng 610.000 đồng/tấn. Từ đầu tháng 2, thương hiệu Thép Việt Ý tại miền Bắc tăng 500.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240, đưa giá bán tăng lên mức 15,4 triệu đồng/tấn. Thép thanh vằn D10 CB300 của Thép Việt Ý tại miền Bắc cũng tăng 500.000 đồng/tấn, lên mức giá 15,5 triệu đồng/tấn.

Bên cạnh đó, thương hiệu Thép Việt Sing cũng điều chỉnh giá bán thép cuộn CB240, thép thanh vằn D10 CB300 tại miền Bắc đều tăng 510.000 đồng/tấn, lên mức tương ứng là 15,33 triệu đồng/tấn và 15,43 triệu đồng/tấn. Hay như Thép Việt Đức tại miền Bắc, giá được điều chỉnh tăng 500.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240, lên mức giá 15,2 triệu đồng/tấn. Thép thanh vằn D10 CB300 của Thép Việt Đức tại miền Bắc tăng 600.000 đồng/tấn, giá lên 15,5 triệu đồng/tấn…

Tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, không chỉ thép mà một số loại vật liệu xây dựng như cát, sỏi cũng rục rịch tăng giá dịp đầu năm 2023, nhất là sau Tết Nguyên đán. Cụ thể, giá cát đen để xây, trát dao động từ 150.000 - 180.000 đồng/m3, tăng khoảng 20.000 - 30.000 đồng/m3 so với dịp cuối năm 2022. Giá cát vàng dùng trong trộn bê tông dao động từ 580.000 - 650.000 đồng/m3, tăng khoảng 50.000 đồng/m3 so với dịp cuối năm 2022. Mặt hàng sỏi, đá dùng trong đổ bê tông dao động từ 480.000 - 550.000 đồng/m3, tăng khoảng 40.000 - 60.000 đồng/m3 so với cuối năm 2022…

Theo một số chủ cửa hàng vật liệu xây dựng ở ngoại thành Hà Nội, giá cát, sỏi tăng hay giảm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tính thời điểm. Việc vật liệu xây dựng tăng giá dịp đầu năm thì năm nào cũng diễn ra, do nhu cầu xây dựng trong dân tăng lên.

Trái ngược với tình trạng tăng giá kể trên, theo thông tin từ Bộ Xây dựng, giá xi măng dịp đầu năm không có nhiều biến động sau 3 đợt tăng giá vào năm 2022, với tổng mức tăng từ 220.000 - 270.000 đồng/tấn.

Cụ thể, giá bán xi măng tại miền Bắc dao động từ 13,2 - 1,6 triệu đồng/tấn tùy thương hiệu và loại xi măng. Giá bán xi măng ở miền Nam cao hơn miền Bắc khoảng gần 2 triệu đồng/tấn. Dự kiến, nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành trong năm 2023 sẽ đạt khoảng 100 - 105 triệu tấn (dự kiến tăng 7 - 10% so với năm 2022). Trong đó, tiêu thụ nội địa ở mức 60 - 65 triệu tấn và xuất khẩu đạt 35 - 40 triệu tấn.

Sản xuất xi măng nhờ áp dụng công nghệ cao, lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất nên năng suất tăng mạnh, dự kiến trong năm 2023 đạt hơn 120 triệu tấn. Nguồn cung đáp ứng tốt nhu cầu là lý do giúp giá xi măng không có nhiều biến động dịp đầu năm. Thậm chí, thời gian tới, một số thương hiệu có thể đưa ra chính sách chiết khấu cao, giảm giá để thúc đẩy bán hàng.

Doanh nghiệp "oằn lưng"

Bộ Xây dựng thông tin dự kiến năm 2023, ngoại trừ xi măng khó tăng giá, giá một số loại vật liệu xây dựng, như: cát, sỏi, đá, thép, nhựa đường, đất… sẽ có nhiều biến động theo chiều hướng tăng. Lý do, có thể có nhiều công trình, dự án bất động sản, đường giao thông, công trình hạ tầng… được khởi công xây dựng khiến nguồn cầu tăng.

Anh Nguyễn Đức Hùng, chủ một DN thầu xây dựng chuyên thầu thi công nhà ở Hà Nội, bày tỏ mỗi lần thấy giá vật liệu xây dựng tăng, anh đều sợ "toát mồ hôi" vì những tác động khó lường.


Vật liệu xây dựng đua nhau “đội” giá  - Ảnh 3.

Nhiều mặt hàng rau quả tăng giá

NGỌC THẮNG

Giá thực phẩm và nhiều loại rau quả cũng tăng cao

Ở nhóm hàng rau quả, ghi nhận tại Hà Nội, cà chua đang có mức giá cao nhất khoảng 17.000 - 18.000 đồng/kg, tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg so với trước Tết Nguyên đán, khi vụ đông vừa qua nhiều nơi bị mất mùa, nguồn cung từ Đà Lạt không nhiều. Giá nhiều loại rau xanh, như: cải ngọt, cải chíp phổ biến từ 3.000 - 5.000 đồng/kg; lơ xanh từ 5.000 - 6.000 đồng/cây. Cũng theo dự báo của nhiều thương lái, hiện tại miền Bắc đang trong thời điểm mưa phùn, nồm, ẩm kéo dài sẽ khiến nhiều loại rau thối, hỏng; rau xanh sẽ tăng giá trong những ngày tới. Còn tại các tỉnh phía nam, giá thanh long ruột đỏ, ruột trắng từ 24.000 - 28.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg; xoài cát chu 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg.

Đối với nhóm hàng thủy sản, ở các tỉnh ĐBSCL, giá tôm nguyên liệu cỡ 20 - 50 con/kg có mức tăng từ 10.000 - 40.000 đồng/kg; đặc biệt là tôm sú sống do nhu cầu làm tiệc đầu năm, cuối năm ở các nhà hàng tăng cao. Tại Bạc Liêu, tôm sú sống cỡ 20 con/kg có giá 420.000 đồng/kg, tăng 40.000/kg; cỡ 40 con/kg có giá 200.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng/kg. Tôm sú ướp đá cỡ 20 con/kg có giá khoảng 320.000 đồng/kg, tăng 60.000 đồng/kg; cỡ 30 - 40 con/kg có giá lần lượt là 210.000 đồng/kg và 160.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg. Đối với tôm thẻ cỡ 20 con/kg hàng tươi sống, giá ở mức 290.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng/kg.

Phan Hậu


"Năm 2022, công ty tôi làm ăn thua lỗ vì giá vật liệu xây dựng tăng mạnh, trong khi không phải chủ công trình nào cũng chịu chung vai chia sẻ. Sang năm nay, không phải ai cũng vung tiền xây nhà, giờ lại thêm gánh nặng vật liệu xây dựng tăng giá, DN thầu xây dựng vốn phải co cụm duy trì, nay càng tiến gần đến bờ vực phá sản", anh Hùng than thở.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng VN, lo ngại việc giá thép xây dựng tăng chắc chắn tác động rất lớn đến giá thành xây dựng các công trình, tạo áp lực trực tiếp lên các nhà thầu xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư công trình không đồng ý đàm phán lại giá xây dựng, nguy cơ mất lãi, thậm chí là lỗ chắc chắn sẽ xảy ra.

Cũng theo ông Hiệp, trong bối cảnh giá vật liệu xây dựng có nhiều biến động phức tạp như từ đầu năm 2022 đến nay và chưa có dấu hiệu ổn định hơn, nhiều nhà thầu gặp khó khăn. Thêm vào đó, thị trường bất động sản trầm lắng, ít dự án mới được khởi công làm nguồn việc làm giảm mạnh. Nhà thầu xây dựng đang gặp rủi ro cả về biến động giá cả lẫn mức độ cạnh tranh việc làm. Chưa kể, với công trình dùng vốn ngân sách, nhà thầu lại thêm rủi ro về các định mức, đơn giá theo quy định không được cơ quan quản lý các địa phương cập nhật đúng, đủ. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.