Đây là dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục tại Quyết định số 455/QĐ-TTg ngày 8.4.2015. Bộ GD-ĐT là cơ quan chủ quản đồng thời là chủ dự án. Thời gian thực hiện từ năm 2015 - 2020 tại Bộ GD-ĐT và 63 tỉnh, thành.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết hiệp định tài trợ dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông giữa VN và Hiệp hội Phát triển quốc tế đã được tuyên bố bắt đầu có hiệu lực từ ngày 8.8.2016.
Theo đó, WB tại VN cam kết tài trợ cho VN một khoản tín dụng ưu đãi trị giá tương đương 77 triệu USD để thực hiện mục tiêu của dự án, nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh thông qua việc xây dựng và thực hiện chương trình (CT) giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận dựa trên năng lực; nâng cao chất lượng giảng dạy bằng việc biên soạn, thực hiện sách giáo khoa (SGK) theo CT mới và thực hiện đổi mới đánh giá giáo dục học sinh. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 80 triệu USD, ngoài 77 triệu USD vốn ODA vay ưu đãi (IDA) là 3 triệu USD vốn đối ứng.
tin liên quan
Giảm chi ngân sách cho những trường tuyển sinh ítMặc dù đầu tư tiền tỉ nhưng nhiều trường thuộc hệ thống giáo dục
nghề nghiệp không tuyển sinh được.
Hơn 16 triệu USD để tổ chức thực hiện một bộ SGK
Dự án chia làm 4 thành phần: Phần 1 là hỗ trợ phát triển CT với tổng kinh phí 16.431.850 USD. Trong đó xây dựng CT (gồm CT tổng thể và các CT môn học) là 6.414.900 USD, thực hiện CT là 10.016.950 USD.
Thành phần 2 gồm hỗ trợ biên soạn và thực hiện SGK theo CT với tổng kinh phí 20.568.150 USD. Trong đó biên soạn một bộ SGK do Bộ GD-ĐT tổ chức thực hiện là 16.068.150 USD, kể cả việc biên soạn sách song ngữ (tiếng Việt - tiếng một số dân tộc thiểu số có chữ viết) của một số môn học ở tiểu học, biên soạn và thử nghiệm SGK điện tử..., cấp SGK cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn là 4,5 triệu USD. Dự kiến cung cấp 50.000 bộ SGK từ lớp 1 đến lớp 12.
Hơn 37,5 triệu USD nhằm hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến CT và chính sách giáo dục phổ thông. Trong đó, kinh phí xây dựng Trung tâm quốc gia phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông và Trung tâm quốc gia khảo thí ngoại ngữ là 18.535.700 USD, tăng cường năng lực phát triển CT và đánh giá giáo dục học sinh là 15.509.300 USD, triển khai đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập của học sinh là 3,5 triệu USD.
tin liên quan
Khó giám sát kiểm định ĐH: Chuẩn trong nước nặng tính 'dìm hàng'Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH phải hoàn thành báo cáo tự đánh giá và kiểm định trước năm 2019.
Kinh phí dành cho quản lý dự án là hơn 2,4 triệu USD
Liên quan đến kinh phí, ông Phạm Mạnh Hùng khẳng định: “Giải ngân đúng tiến độ, tiết kiệm, hiệu quả mới là mục tiêu của dự án chứ không phải là giải ngân nhanh”. Cũng theo ông Hùng, từ thời điểm khởi động đến khi về đích, dự án sẽ phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự hỗ trợ của các chuyên gia trong và ngoài nước và sự quyết tâm của Bộ GD-ĐT thì dự án sẽ đạt hiệu quả như mong muốn.
tin liên quan
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Giảm hơn phân nửa số môn họcNhằm đảm bảo học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt ở cấp THPT theo hướng học sinh sẽ học ít môn nhưng tập trung vào định hướng nghề nghiệp.
Khó khăn hơn khi xây dựng chương trình môn học
GS Phạm Ngọc Tung, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết: “Việc chúng tôi đang làm động chạm đến mối quan tâm thường trực của hầu hết người VN trong và ngoài nước nên áp lực rất lớn. CT các môn học phải có độ “mở” nhất định để tạo điều kiện cho việc có nhiều bộ hoặc nhiều cuốn SGK của cùng một môn... Do vậy rất cần sự hỗ trợ của chuyên gia quốc tế”.
Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng với những môn học/hoạt động giáo dục dự kiến trong CT mới, sẽ có không ít khó khăn, áp lực. GS Nguyễn Thị Vinh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết: “Việc xây dựng từng CT môn học và biên soạn SGK sẽ khó khăn hơn so với việc xây dựng CT tổng thể, đòi hỏi sự tham gia không chỉ của những chuyên gia về giáo dục nói chung mà còn có chuyên gia chuyên sâu về một số môn học”.
|
Học sinh lớp 11 - 12 hoàn toàn được tự chọn môn học
Trao đổi với Thanh Niên, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên CT giáo dục phổ thông mới, cho biết điểm mới nhất của dự thảo lần này là sự phân biệt giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Theo đó, giai đoạn giáo dục cơ bản gồm các cấp tiểu học và THCS, giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp học THPT.
Giáo dục cơ bản sẽ bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục. Cụ thể, cấp tiểu học sẽ gồm các môn học bắt buộc toàn phần: tiếng Việt, ngoại ngữ 1, toán học, giáo dục lối sống, cuộc sống quanh ta/tìm hiểu xã hội, tìm hiểu tự nhiên. Nội dung bắt buộc có phân hóa (tự chọn module), gồm: kỹ thuật và tin học, giáo dục thể chất, nghệ thuật, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn gồm: tiếng dân tộc thiểu số và hoạt động tự học có hướng dẫn.
Với cấp THCS, các môn học bắt buộc toàn phần gồm: ngữ văn, ngoại ngữ 1, toán, giáo dục công dân, khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý. Các môn bắt buộc có phân hóa: tin học, công nghệ và hướng nghiệp, giáo dục thể chất, nghệ thuật, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn ở cấp học này là ngoại ngữ 2.
Đối với giai đoạn định hướng nghề nghiệp thực hiện từ cấp THPT gồm 2 giai đoạn nhỏ: Lớp 10 được coi là dự hướng nghề nghiệp, còn lớp 11 - 12 là giai đoạn tiếp cận nghề nghiệp. Đặc biệt, học sinh lớp 11 - 12 không phải học môn bắt buộc nào và được hoàn toàn tự chọn môn. Mỗi học sinh tự chọn tối thiểu 5 môn (trong các môn: ngữ văn 1, ngữ văn 2, toán 1, toán 2, ngoại ngữ 1, giáo dục kinh tế và pháp luật, lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học, tin học 1, tin học 2, thiết kế và công nghệ, mỹ thuật, âm nhạc).
|
Bình luận (0)