Về hay ở, chọn lựa của mỗi người

11/12/2015 09:32 GMT+7

Mọi người đang tranh luận rôm rả chuyện du học xong nên ở hay về. Tôi nghĩ rằng ở mỗi quốc gia đều có những cơ hội và rủi ro.

Mọi người đang tranh luận rôm rả chuyện du học xong nên ở hay về. Tôi nghĩ rằng ở mỗi quốc gia đều có những cơ hội và rủi ro. 

Du học là giấc mơ của nhiều người. Trong ảnh: Một buổi tư vấn du học tại TP.HCM.Du học là giấc mơ của nhiều người. Trong ảnh: Một buổi tư vấn du học tại TP.HCM.

Tôi có cậu bạn đang du học Đức. Hỏi nó "Về không?", nó vặn lại "Làm gì?". Theo quan niệm của nó, ở bất cứ đâu cũng là cống hiến, miễn là nơi ấy nó có thể yên tâm phát triển hết khả năng của mình và nhận được đãi ngộ xứng đáng. Đất lành, chim đậu âu cũng là lẽ thường tình. 

Tôi có cậu bạn vừa sang Pháp. Khung chương trình học ở châu Âu quá nặng với các kỳ thi liên tiếp khiến cậu mệt mỏi, stress, mới sang vài tháng đã muốn về. 

Tôi nói chuyện với ông Alan, một ông già người Úc trong bài báo của mình, về ước mơ du học ở Mỹ. Ông lắc đầu nguầy nguậy, ra dấu không đồng ý. 

Ông bảo ở Mỹ sở hữu súng là quyền căn bản của công dân, từ đó mà dẫn đến việc an ninh không đảm bảo. Thỉnh thoảng đọc báo chúng ta vẫn khiếp đảm bởi các vụ xả súng hàng loạt vào trường học là mặt trái của việc chính quyền bất lực trong chính sách hạn chế sở hữu súng của cá nhân. 

Mới đây, Paris hoa lệ bị tấn công bởi khủng bố một lần nữa lại dấy lên lo ngại về tính an toàn ở các quốc gia mà chúng ta xem là văn minh và ưu việt. Với ông Alan, hạnh phúc nhất vẫn là sang các nước nhỏ như Việt Nam, dạy tiếng Anh, cưới một cô vợ trẻ người bản xứ sống những ngày còn lại. Nhưng, rốt cuộc, ông bị cô vợ và văn phòng công chứng địa phương cấu kết với nhau để chiếm đoạt tài sản dẫn đến kiện tụng, tranh chấp rắc rối, mất đi niềm tin vào con người và luật pháp ở nước sở tại. 

Du học, bước sang một nền văn hóa mới thực chất không màu hồng như cách người ta đang tô vẽ. Mỗi du học sinh đều phải rất kiên trì, bền chí để vượt qua những rào cản nếu họ xem học tập là mục tiêu tối thượng. Chính vì thế, tôi cho rằng họ hoàn toàn có quyền lựa chọn nơi nào phù hợp để họ có thể phát triển hết tinh hoa. Đó hoàn toàn là những sự lựa chọn cá nhân. Chẳng ai có quyền nhân danh cống hiến Tổ quốc để áp đặt lên họ. 

"Lòng yêu nước" của Ilya Ehrenburg, áng văn bất hủ chạm vào trái tim của mỗi con người không phân biệt sắc tộc cũng chỉ bởi những điều giản đơn "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". 

Mỗi nhà là một tế bào của xã hội. Họ, lựa chọn bất kì điều gì trước tiên hãy vì bản thân và gia đình mình miễn không vi phạm pháp luật hay trái đạo đức nếu họ đi học bằng tiền bạc của gia đình hoặc nhận được học bổng không thông qua bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.

Những cá nhân được cơ quan cử đi học hoặc nhận được học bổng chính phủ với cam kết quay về để thực hiện nghĩa vụ với quê hương thì dĩ nhiên không có quyền lựa chọn ở hay về. Nhưng trên thực tế, rất nhiều người đã trốn để ở lại và cũng chính họ ra rả lên án về sự bạc đãi nhân tài ở quê hương, xứ sở của mình nơi đã cho họ cơ hội được học tập ở xứ người. 

Tôi nghĩ rằng ở mỗi quốc gia đều có những cơ hội và rủi ro của nó. Cơ hội tùy vào góc nhìn của mỗi người và chẳng có điều gì là tuyệt đối. Như ông Alan sang Việt Nam hiền hòa và nghĩ sẽ có cơ hội của bình yên và hạnh phúc, rốt cuộc phải nhận lấy thương đau. Như bạn tôi sang Pháp nghĩ rằng sẽ được thụ hưởng một nền giáo dục hàng đầu, rốt cuộc cũng phải cân nhắc bản thân có khả năng đáp ứng được yêu cầu và cả sự lo ngại về vấn đề an ninh. 

Chẳng ở đâu có sự công bằng hay tốt đẹp tuyệt đối. 

Nước chúng ta chỉ là một nước nhược tiểu còn rất nhiều hạn chế, nhưng khi các bạn, những du học sinh đã bước sang một nền văn minh mới, xin đừng quay ngoắt phủi tay nơi đã sinh ra mình bằng tâm thế của những kẻ khai hóa đối với con người man di,mọi rợ. 

Bạn đã chọn ra đi thay vì ở lại để đương đầu mong được thay đổi, thì hãy ra đi trong yên lặng...

Du học là một giấc mơ thật đẹp...với tôi.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.