Về Lăng Bà - Chợ Được xem rước cộ!

19/02/2013 14:15 GMT+7

(TNO) Hằng năm, cứ vào tối ngày 11 tháng giêng âm lịch, lễ rước cộ lăng Bà - Chợ Được (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) lại được tổ chức cùng với nhiều hoạt động văn hóa thể thao quy tụ hàng ngàn cư dân địa phương và nhiều người dân ở các tỉnh miền Trung về tham dự…

(TNO) Hằng năm, cứ vào tối ngày 11 tháng Giêng âm lịch, lễ rước cộ Lăng Bà - Chợ Được (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) lại được tổ chức cùng với nhiều hoạt động văn hóa thể thao quy tụ hàng ngàn cư dân địa phương và nhiều người dân ở các tỉnh miền Trung về tham dự…

Đây là một lễ hội dân gian đã có từ hơn một thế kỷ nay. Nhiều người dân đã đến lăng Bà để cầu lộc cho một năm mới an khang, tài lộc…

Lễ hội Rước cộ Bà là một hình thức nghệ thuật thông qua các trò diễn xướng dân gian mang tính cộng đồng, chứa nhiều giá trị tâm linh, văn hoá, nghệ thuật, điêu khắc, tạo hình, sân khấu, luật tục, lễ nghi… “Cộ” có nghĩa là “Kiệu”, các nghệ nhân trang trí một bàn cộ để khiêng đi trong buổi lễ. Rước cộ Bà là dùng kiệu để nghinh Bà, nghinh sắc phong của Bà đi quanh chợ và khu vực lân cận.

Theo tài liệu bằng chữ Hán “Thần Nữ Linh Ứng Truyện” còn giữ tại lăng, đây là truyền thuyết về một nữ thần thuần Việt. Bà có tên là Nguyễn Thị Của, sinh ngày 11 tháng giêng năm 1799 tại châu Phiếm Ái, tổng Mỹ Hoà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay thuộc xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) và mất ngày 25.2 âm lịch năm 1817.

 
Nhân dân các nơi đến viếng Lăng Bà

Lễ hội cộ, ngoài bàn kiệu chính là Sắc phong và Ngai của Bà, các nghệ nhân còn dựng lên các tích tuồng truyền thống của dân tộc Việt Nam để lễ hội thêm đa dạng, góp phần giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc hoặc các chuyện cổ mang tính giáo huấn sâu sắc của ông cha.

Nội dung các cộ thường được thay đổi hằng năm, nhờ vậy đã tạo ra sự sinh động và thu hút. Lễ rước cộ thường có 3 cộ thể hiện các sự kiện lịch sử, sự tích (như sự tích hồ Hoàn Kiếm, chiến thắng Bạch Đằng và truyện cổ Thạch Sanh - Lý Thông) do các nghệ nhân trong làng dàn dựng thường thu hút hàng ngàn người dân quanh vùng và các tỉnh Bình Định, Nha Trang và TP.HCM cũng góp tiền thuê xe về dự…

Lăng Bà - Chợ Được cũng được công nhận là di tích văn hóa - lịch sử cấp tỉnh từ năm 2009.

Tin; ảnh: Trương Điện Thắng

>> Trùng tu ở làng cổ Lộc Yên
>> Rộn ràng lễ hội “Hương xưa làng cổ”
>> Ngôi làng có 60 giáo sư, phó giáo sư
>> Cảnh báo biến tướng lễ hội - Kỳ 4: Rải tiền nơi cửa Phật
>> Tưng bừng lễ hội Nghinh Ông ở Bạc Liêu
>> Gần 10.000 lượt khách đến lễ hội vía năm Bà Thánh Mẫu
>> Đối đầu trong lễ hội
>> Cảnh báo biến tướng lễ hội - Kỳ 3: Đi lễ phải biết... bật tường!
>> Biến tướng lễ hội - Kỳ 2: “Quan hóa”
>> Biến tướng lễ hội
>> Không còn cảnh lộn xộn ở lễ hội chùa Hương Tích
>> Tưng bừng lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.