Nhiều công nhân nhập cư ở Trung Quốc về quê ăn Tết đã quyết định ở lại đây mãi mãi với cha mẹ, chứ không quay lại các thành phố nữa vì lương tiền ngày càng sa sút trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trì trệ.
Tờ Telegraph ngày 29.1 đưa tin Zhang Zhihao, một công nhân ngành mộc, làm việc ở Bắc Kinh, tâm sự rằng anh sẽ không trở lại thành phố này nữa sau khi lên tàu về quê nhà ở tỉnh Hà Nam để đoàn tụ cùng gia đình trong Tết Đinh Dậu này.
tin liên quan
Đạp xe 1.700 km về quê ăn Tết, chẳng may bị lạc hướng 500kmMột công nhân nhập cư đạp xe ròng rã hơn một tháng trong hành trình 1.700 km theo hướng bắc để về quê nhà ăn tết Nguyên đán nhưng chẳng may đi nhầm về hướng nam đến 500km.
Giã biệt thành phố mãi mãi
Zhang là một trong số hàng ngàn người quyết định giã biệt các thành phố mãi mãi để quay về sinh sống ở miền quê nông thôn của mình trong bối cảnh tình trạng giảm tốc của kinh tế khiến cơ hội thực hiện giấc mơ đổi đời của họ càng nhỏ dần.
Nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ nhờ lực lượng công nhân nhập cư, những người giống như Zhang. Anh đến Bắc Kinh vào năm 2015 lúc 21 tuổi với sự tự tin tràn đầy sau khi rời làng quê tù túng.
Chẳng may thay, đây cũng là thời điểm kinh tế Trung Quốc bắt đầu chững lại. Lương công nhân không tăng, nhiều nhà máy di dời qua các nước khác đã khiến nhiều công nhân nhập cư như Zhang thấp thỏm về tương lai của mình.
Sau nhiều tháng làm việc quần quật nhưng chỉ nhận được mức thu nhập thấp hơn kì vọng, Zhang đã vất vả tìm công việc khác trong ngành mộc nhưng không khả quan. Đó là lý do khiến Zhang quyết định trở về quê để làm nông sinh sống.
“Tôi đã hi vọng về một tương lai tốt đẹp của tôi ở Bắc Kinh nhưng đó chỉ là giấc mơ. Giờ đây tôi quyết định quay trở về với cha mẹ mình”, Zhang nói.
“Tôi kiếm được 200 nhân dân tệ (650.000 VND)/ngày ở một nhà máy sản xuất đồ gỗ nhưng nếu nghỉ bất cứ ngày nào, tôi sẽ bị trừ lương ngày đó. Các vấn đề của nền kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng nặng nề đến những công nhân như tôi. Rất nhiều công ty ở Bắc Kinh đã đóng cửa và hiện nay, không có nhiều nơi để xin việc”, Zhang cho biết.
Khoảng 280 triệu người rời các làng mạc, đến các thành phố hiện đại ở Trung Quốc để theo đuổi những công việc áp lực hơn nhưng lương cao.
|
Xa cha mẹ, con cái
Như là cái giá phải trả để tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn, họ chấp nhận để lại quê nhà con cái nhỏ và cha mẹ già. Hơn 60 triệu trẻ em đang sống với ông bà hoặc người bà con do cha mẹ của chúng đi làm xa ở các thành phố.
Tuy nhiên, tương lai của những công nhân nhập cư trở nên bấp bênh khi nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 6,7% trong năm 2016, mức yếu nhất trong 26 năm.
Theo các số liệu thống kê chính thức, lương trung bình của công nhân nhập cư khoảng 3.000 nhân dân tệ (gần 10 triệu đồng VN (nhưng mức tăng trưởng lương đã giảm từ 21% vào năm 2011 xuống còn 7,2% trong năm 2015 và dự kiến giảm xuống thêm trong năm 2016.
Trong khi đó, nhiều công ty di dời nhà máy của họ sang các nước có nhân công giá rẻ hơn chẳng hạn Campuchia và Việt Nam.
Tình trạng nợ lương cũng đang tăng lên, khiến các công nhân nhập cư thấy cuộc sống càng thêm bí bách. Nhiều công nhân nhập cư cân nhắc về quê làm việc khi chi phí sinh hoạt ở các thành phố duyên hải của Trung Quốc ngày càng cao.
Wang Yunqiang, 33 tuổi, quê ở Hà Nam nhưng làm việc ở Bắc Kinh từ khi 16 tuổi. Anh cho biết chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở Bắc Kinh khiến anh phải nghĩ lại liệu có nên quay lại thành phố sau những ngày lễ tết.
“Ở các miền quê, chúng tôi không phải trả tiền để mua thực phẩm vì chúng tôi có thể trồng mọi thứ trên đất của mình. Tuy nhiên, ở thành phố, chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc mua thực phẩm từ chợ”, Wang người có mức thu nhập 4.000 nhân dân tệ (13 triệu đồng VN)/tháng ở một nhà máy ở Bắc Kinh, nói.
Bình luận (0)