• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Vị ngọt Sài Gòn

27/01/2020 13:00 GMT+7

Tôi rất thích món ăn kiểu Sài Gòn và vị ngọt của đường trong các món ăn ấy. Chính vì thế, trong hơn hai mươi năm gắn bó với Sài Gòn, mỗi bữa ăn của tôi đều có vị ngọt của đường.

Một trong những món ăn đậm chất Nam bộ mà tôi rất thích, đó là bún mắm Sài Gòn. Tôi thích vì có vị ngọt đậm của đường, của các loại rau rất riêng của Nam bộ, trong đó có một loại rau mà từ thời học sinh chỉ nghe trong lời bài hát chứ chưa bao giờ nhìn thấy, dù qua ti-vi hay sách báo... Loại rau đó có trong bài hát rất nổi tiếng của nhạc sĩ Bắc Sơn – Còn thương rau đắng mọc sau hè. Rau muống chẻ, bắp chuối bào, bông súng, cà tím, rau đắng, các loại rau thơm cùng các loại thực phẩm “đặc trưng” của bún mắm đã “lôi kéo” tôi ngay từ tô bún đầu tiên, để rồi “ghiền” tới bây giờ. Hầu như nhiều năm nay, tuần nào tôi cũng “thưởng” cho mình một vài tô bún mắm.
Song, để nói đến vị ngọt của đường khiến tôi thích thú không thể không nhắc tới một vị ... canh. Đó là canh chua Sài Gòn - ấn tượng ... không phai.

Vị ngọt của đường cho tôi thêm yêu miền đất của những con người phóng khoáng và nghĩa tình

Ảnh: T.T

Những ngày đầu đặt chân vào thành phố phồn hoa, biết bao điều lạ lẫm. Những món ăn ở thành phố bậc nhất đất nước với kiểu nấu, kho, mùi vị, … khác với quê nhà. Có thể nói lúc bấy giời món ăn mà tôi ấn tượng nhất là canh chua. Ở quê tôi, nếu là canh chua thì phải nấu theo mùa, bởi canh chua thường gắn với vị chua của khế. Thế nhưng canh chua ở đây khác xa: có me, giá, thơm, … đặc biệt là đậu bắp – lần đầu tiên được ăn. Một trong những điều lạ là rất thích cách nấu các món ăn có đường. Đa phần người miền Bắc, miền Trung mới vào Sài Gòn sẽ cảm thấy khó ăn những món nấu đường vì ngoài đấy chỉ dùng bọt ngọt, không hợp khẩu vị. Còn tôi, dù vốn sống nơi thôn quê “chặt to kho mặn” lại “kết” ngay vị ngọt của đường ngay từ bữa ăn đầu tiên.
Kể từ đó tôi đã yêu vị ngọt của đường trong mỗi bữa ăn. Cái vị ngọt ấy hợp khẩu vị của mình. Phải chăng tôi yêu Sài Gòn đến nỗi yêu cả vị ngọt này? Hay là thời ấy gian khổ, có bữa ăn đủ đầy thịt cá là sung sướng rồi? Có lẽ cả hai điều ấy. Vị ngọt của đường cho tôi thêm yêu miền đất của những con người phóng khoáng và nghĩa tình. Tôi càng thêm yêu Sài Gòn. Và trong quá trình chế biến thức ăn, ít nhiều thì tôi cũng dùng đường để chế biến thay cho bọt ngọt. Tôi dùng đường nhiều hơn bột ngọt. Và thực sự vị ngọt ấy đã cho tôi nhiều kỉ niệm đẹp ở thành phố phồn hoa này.
Vị ngọt của đường! Vị ngọt của Sài Gòn! Vị ngọt của một thành phố và “một tôi” quyện hòa trong nhau không thể nào chia cắt. Yêu Sài Gòn biết mấy! Một tình yêu rất lớn mãi và nặng sâu hơn trong tôi!
 
Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.