Vì sao biến thể Omicron dễ lây lan?

Uyên Lê
Uyên Lê
16/12/2021 11:32 GMT+7

Các nhà nghiên cứu vừa cho biết, tốc độ tự nhân lên của Omicron trong các mô lót đường hô hấp tăng gấp 70 lần so với khi ở trong phổi. Theo hãng tin Reuters, điều này làm tăng khả năng lây từ người sang người.

Ngoài ra, khi ở trong phổi, biến thể Omicron sao chép chậm hơn 10 lần so với chủng corona gốc, vì vậy tình trạng bệnh chúng gây ra ít nghiêm trọng hơn.

Biến thể Omicron rất dễ lây

REUTERS

Trong một bài viết mới xuất bản của Đại học Hong Kong, tiến sĩ Michael Chan Chi-wa, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Cần lưu ý rằng mức độ nghiêm trọng của bệnh không chỉ phụ thuộc sự nhân lên của virus mà còn liên quan tới khả năng miễn dịch của mỗi người khi bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng nếu tiến triển thành viêm có thể đe dọa tính mạng. Vì thế những chủng virus như Omicron, dù có thể ít độc tố hơn các biến chủng khác, lại khiến nhiều người bệnh nặng và tử vong hơn vì nó rất dễ lây".

Tốc độ tự nhân lên của biến thể Omicron nhanh gấp 70 lần Delta

Theo hãng tin Reuters, các nhà khoa học cũng đang tìm hiểu cấu trúc Omicron để lý giải tại sao biến thể này bám vào các tế bào chặt hơn các biến thể khác.

Theo một nghiên cứu được công bố trực tuyến hôm 14.12 trên tạp chí JAMA Network Open, những người bệnh không triệu chứng góp phần đáng kể vào việc lây truyền virus SARS-CoV-2. Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp dữ liệu từ 77 nghiên cứu trước đó liên quan đến 19.884 người bệnh. Họ nhận thấy tỷ lệ các ca nhiễm không triệu chứng theo khu vực là: 46% ở Bắc Mỹ, 44% ở châu Âu và 28% ở châu Á.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.