Vì sao các nước sản xuất dầu quyết không giảm sản lượng?

04/03/2016 07:37 GMT+7

Dù thế giới dư thừa dầu thô, các nhà sản xuất lớn như Nga, Ả Rập Xê Út, Qatar và Venezuela cũng chỉ quyết định đóng băng hạn ngạch. Vì sao các nước sản xuất dầu nhất quyết không giảm sản lượng?

Dù thế giới dư thừa dầu thô, các nhà sản xuất lớn như Nga, Ả Rập Xê Út, Qatar và Venezuela cũng chỉ quyết định đóng băng hạn ngạch. Vì sao các nước sản xuất dầu nhất quyết không giảm sản lượng?

Châu Á là lý do khiến các nước sản xuất dầu lớn thế giới chưa lùi bước trong cuộc chiến sản lượng - Ảnh: AFPChâu Á là lý do khiến các nước sản xuất dầu lớn thế giới chưa lùi bước trong cuộc chiến sản lượng - Ảnh: AFP
Thị trường toàn cầu đang có cung vượt cầu đến 1,5 triệu thùng/ngày, con số tương đương sản lượng dầu mỏ của Angola. Theo CNN, các nước sẵn sàng đóng băng sản lượng dầu thô ở mức tháng 1 như Nga, Ả Rập Xê Út hiện cũng chưa thể hiện rằng họ muốn đi xa hơn đến mức giảm hạn ngạch. Lý do cho việc này nằm ở châu Á.
Ả Rập Xê Út và các nhà sản xuất dầu lớn khác ở Trung Đông, bao gồm Iraq, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Kuwait, cùng Nga đã và đang bơm gần như toàn bộ năng lượng họ có về các nước nơi nhu cầu dầu thô vẫn đang tăng.
Ngay lúc này, châu Á là mỏ vàng của ngành công nghiệp dầu mỏ. Trung Quốc và Ấn Độ là hai thị trường nhận được sự chú ý lớn nhất.
“Khi bạn gộp tất cả quốc gia châu Á lại với nhau, bạn sẽ có mức tăng trưởng nhu cầu mỗi năm khoảng từ 700.000 đến 800.000 thùng/ngày. Chúng tôi kỳ vọng mức tăng nhu cầu thế giới năm nay từ 1,3 đến 1,4 triệu thùng/ngày, từ 2/3 đến khoảng 70% mức này thuộc về châu Á”, Fereidun Fesharaki, người sáng lập kiêm chủ tịch hãng FACTS Global Energy cho biết.
Dù kinh tế tăng trưởng chậm, Trung Quốc vẫn nhập khẩu kỷ lục 7,8 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 12.2015, tương đương với mức tăng trưởng nhu cầu vững chắc hằng năm là 9%, theo nghiên cứu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Ấn Độ theo sau với 4,2 triệu thùng dầu nhập khẩu mỗi ngày, mức tăng trưởng 7%/năm.
Miếng bánh của Ấn Độ và Trung Quốc trong chiếc bánh nhu cầu dầu thế giới đã tăng gấp ba lần kể từ năm 1990, lên mức 16% và được dự báo sẽ tăng gấp đôi từ nay đến năm 2040.
UAE chắc chắn cho Ấn Độ vị trí ưu tiên. Thái tử Abu Dhabi Mohammed bin Zayed Al-Nahyan vừa hoàn tất chuyến thăm cấp cao đến Ấn Độ nhằm mở rộng quan hệ thương mại song phương vốn đang ở ngưỡng 60 tỉ USD/năm. Năng lượng là trụ cột trong quan hệ trên và nhu cầu dầu thô Abu Dhabi của Ấn Độ là 300.000 thùng/ngày.
Bộ trưởng Ngoại giao UAE Anwar Gargash nói: “Con số đó có thể lên cao hơn nữa và vẫn còn nhiều, nhiều khu vực để khám phá trong lĩnh vực dầu mỏ”. Ông Anwar Gargash xác định xây dựng kho dự trữ chiến lược, bán nhiều dầu hơn đến Ấn Độ và tinh chế dầu thô thành xăng và các sản phẩm khác nhiều hơn nhằm kích cầu tiêu thụ.
Nguy cơ lớn nhất đối với các nhà sản xuất dầu là tăng trưởng kinh tế yếu đi. Mức giảm trong tăng trưởng của Trung Quốc còn chưa rõ ràng, trong khi nhu cầu dầu thô của Nhật Bản đã bắt đầu hạ.
Song yếu tố trên không ngăn cản các cường quốc năng lượng khỏi việc liên kết chiến lược với Trung Quốc. Ả Rập Xê Út và Đại lục đã thành lập các nhà máy lọc dầu trên lãnh thổ hai nước và củng cố hợp tác. Còn Nga thì ký thỏa thuận dầu khí kéo dài 30 năm với nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vào tháng 6.2014. Cuộc cạnh tranh ở châu Á là trò chơi mới của thị trường dầu mỏ hiện nay.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.