(TNO) Cơ quan sinh dục ở rái cá đực có thể bị các hóa chất trong nguồn nước làm ảnh hưởng, khiến bộ phận này bị suy giảm kích thước.
Sau khi nghiên cứu sức khỏe sinh sản ở loài rái cá tại Anh và xứ Wales, các chuyên gia đang bày tỏ sự lo ngại trước xu hướng sụt giảm trọng lượng xương trong “của quý” ở loài này, cũng như những tình trạng bất thường ở cơ quan sinh dục đực.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, dựa trên báo cáo trước đó, sự thay đổi đáng nguy hiểm trên có thể liên quan đến những hóa chất vô hiệu hóa hormone trong cơ thể sinh vật.
Báo cáo trên, do Cục Môi trường Anh tài trợ, đã được triển khai dưới sự hợp tác giữa Quỹ Môi trường, Sức khỏe và Hóa chất với Đại học Cardiff, theo BBC.
Trong thập niên 1970, dân số rái cá tại Anh giảm mạnh, do những dòng sông nước này bị “đầu độc” bởi hàm lượng cao các chất ô nhiễm sinh học dai dẳng (POP). Sau khi lệnh cấm các loại thuốc trừ sâu được ban hành, rái cá bắt đầu sinh sôi trở lại.
Tuy nhiên, đến nay, loài này lại bắt đầu bị đe dọa, và nghiên cứu mới nhất cho thấy có sự liên quan giữa tình trạng này với các hóa chất phá vỡ hệ nội tiết (EDC), dẫn đến thay đổi ở cơ quan sinh sản, như kích thước cơ quan sinh dục đực.
EDC là một loạt các hóa chất nhân tạo và tự nhiên có thể gây ảnh hưởng mạnh đến hệ thống hormone ở động vật, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Báo cáo cũng đề cập đến một sự lo ngại khác của giới khoa học, đó là tình trạng nữ tính hóa các con đực trong thế giới động vật.
Xương trong “của quý” là một hình thái đặc biệt ở con đực thuộc nhiều loài linh trưởng, ngoại trừ con người. Và tất cả con đực thuộc loài gậm nhắm đều có xương trong cơ quan sinh dục.
Phi Yến
>> Rái cá biển - chiến sĩ môi trường
>> Kỳ lạ chuyện mọc lại “của quý” ở sên biển
>> Gãy "của quý” vì quan hệ theo "kiểu lạ
>> “Của quý” biến dạng vì bơm silicon
Bình luận (0)