Vì sao đổi mới giáo dục luôn bị dư luận phản ứng ?

17/12/2015 07:44 GMT+7

Trong cuộc tọa đàm diễn ra 16.12 do Báo Thời Nay tổ chức, các chuyên gia độc lập đến từ các nhóm dân sự đã lý giải vì sao các chính sách đổi mới GD-ĐT tuy đúng hướng nhưng gặp sự phản ứng từ dư luận.

Trong cuộc tọa đàm diễn ra 16.12 do Báo Thời Nay tổ chức, các chuyên gia độc lập đến từ các nhóm dân sự đã lý giải vì sao các chính sách đổi mới GD-ĐT tuy đúng hướng nhưng gặp sự phản ứng từ dư luận.

Đại diện các nhóm dân sự cho biết họ đánh giá cao các chính sách đổi mới mà Bộ GD-ĐT đưa ra gần đây, như đổi mới thi và tuyển sinh ĐH, CĐ; bỏ chấm điểm thường xuyên ở tiểu học (Thông tư 30); khuyến khích áp dụng mô hình trường học mới VNEN…
Ông Nguyễn Thế Trung, Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ DTT, cho rằng Bộ đã thể hiện sự lựa chọn chính sách khéo léo để đổi mới giáo dục khi tác động vào thực trạng bằng phương thức “kéo”, nghĩa là đặt ra một mục tiêu để buộc cả hệ thống phải vận hành hướng tới mục tiêu đó. Muốn thay đổi cả triệu giáo viên, Bộ không thể đi dạy lại cho từng người mà bắt đầu đổi mới từ thi, từ đó thay đổi cách dạy - học, nghĩa là mỗi giáo viên buộc phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu đó.
Còn ông Nguyễn Tuấn Hải, nhà sáng lập Eton Grammar School, nhận xét: “Trước khi có Thông tư 30, giáo viên là một “thế lực”. Giờ đây, giáo viên buộc phải trở về đúng vị trí của mình, là người hướng dẫn, giúp đỡ HS hoàn thành tốt nhất việc học”.
Tuy nhiên, các chính sách được các chuyên gia cho là tích cực đều bị dư luận “ném đá” dữ dội. Tiến sĩ Giáp Văn Dương, sáng lập Cổng giáo dục trực tuyến GiapSchool, lý giải: “Việc chuẩn bị để đưa các chính sách được thực thi còn cập rập. Ngay từ những thuật ngữ chủ chốt, Bộ cũng đã không thống nhất được cách hiểu. Ví dụ, dạy học tích hợp là gì, mỗi người đưa ra một cách hiểu, từ đó gây ra sự ồn ào không đáng có”. 
Còn ông Trung cho rằng, việc đưa ra chính sách theo phương thức “kéo” tất yếu sẽ tạo nên những “va đập” trong quá trình vận hành. Để tạo chiến lược “kéo” thành công, cơ quan hoạch định chính sách phải tạo ra một “hệ sinh thái” sáng tạo, là các trường học. Thay vì chỉ thu hẹp nội dung, cách thức giáo dục khuôn mẫu có sẵn từ trên, nhà trường hiện đại phải “mở cổng” để đón nhận các xu hướng giáo dục tiến bộ có sẵn trong xã hội.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.