Vì sao Nga trở lại cuộc đua lên mặt trăng?

Vì sao Nga trở lại cuộc đua lên mặt trăng?

La Vi
La Vi
13/08/2023 08:33 GMT+7

Nga, từng đóng vai trò quan trọng trong việc khám phá mặt trăng, đang hy vọng sứ mệnh lên mặt trăng đầu tiên sau gần 50 năm sẽ tạo nên một khám phá lịch sử.

Các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và EU đều đã thăm dò mặt trăng trong những năm gần đây.

Một cuộc đổ bộ mặt trăng của Nhật Bản đã thất bại vào năm ngoái. Một sứ mệnh của Israel vào năm 2019 cũng có kết quả tương tự.

Cực nam mặt trăng là nơi được chú ý, nhưng chưa quốc gia nào có thể tiếp cận.

Địa hình gồ ghề khiến việc hạ cánh trở nên khó khăn, nhưng thành quả đạt được có thể mang tính lịch sử. Đó là lớp băng có thể được dùng để chiết xuất nhiên liệu, oxy và nước uống.

Nga và Ấn Độ đang chạy đua để đạt được thành tựu này đầu tiên.

Ông Asif Siddiqi, Giáo sư lịch sử tại Đại học Fordham (Mỹ) cho biết: "Khát vọng của Nga đối với mặt trăng là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Luôn có suy đoán rằng có nước trên mặt trăng và điều đó rất quan trọng nếu bạn muốn xây dựng các khu định cư lâu dài ở đó. Tôi nghĩ những gì Nga đang cố gắng làm là thực sự dẫn đầu cuộc tìm kiếm đó và trở thành người tiên phong. Việc họ thám hiểm cực nam mặt trăng không phải là một điều tình cờ".

Các nhà thiên văn học trong nhiều thế kỷ qua đã đặt câu hỏi về nước trên mặt trăng - nơi khô hạn gấp 100 lần so với sa mạc Sahara.

Chỉ đến năm 2020, NASA mới xác nhận sự tồn tại của nước ở đó.

Ấn Độ đã phóng tàu đổ bộ mặt trăng Chandrayaan-3 vào tháng trước sau sứ mệnh thất bại Chandrayaan-2 vào năm 2019.

Nga phóng tàu thăm dò cực nam mặt trăng

Nhưng Nga cũng có thể có tham vọng chính trị đằng sau các sứ mệnh không gian của mình, đặc biệt là khi nước này đối mặt với các lệnh cấm vận từ phương Tây do chiến sự ở Ukraine.

“Tôi nghĩ, trước hết, đó là sự thể hiện sức mạnh quốc gia trên trường quốc tế. Nga muốn lên mặt trăng, một phần để khẳng định vị thế quốc gia trong hàng các ông lớn, có thể nói như vậy. Trung Quốc đã công bố kế hoạch đưa con người trở lại mặt trăng. Mỹ có một chương trình lớn gọi là Artemis mà họ đang tiến hành giữa chừng. Có rất nhiều hoạt động đang diễn ra. Nga vì thiếu sức mạnh kinh tế của Mỹ nên đã liên kết với Trung Quốc. Vì vậy, có thể là những gì người Trung Quốc đang làm, người Nga thực sự có thể phải dựa vào đó trong 10-15 năm tới", ông Siddiqi cho hay.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.