Vì sao nhà đầu tư ngoại tin ngân hàng VN sẽ khởi sắc năm 2016?

15/11/2015 14:24 GMT+7

(TNO) Nhiều quỹ đầu tư lớn đang rất tin tưởng vào triển vọng vươn lên mạnh mẽ từ khủng hoảng nợ xấu của các ngân hàng chủ chốt Việt Nam. Bloomberg vừa có bài viết lý giải điều này.

(TNO) Nhiều quỹ đầu tư lớn đang rất tin tưởng vào triển vọng vươn lên mạnh mẽ từ khủng hoảng nợ xấu của các ngân hàng chủ chốt Việt Nam. Bloomberg vừa có bài viết lý giải điều này.

Khách hàng giao dịch tại một chi nhánh của Vietcombank - Ảnh: Anh VũKhách hàng giao dịch tại một chi nhánh của Vietcombank - Ảnh: Anh Vũ
Bloomberg cho biết cổ phiếu của 3 ngân hàng lớn nhất Việt Nam đã tăng khoảng 62% trong năm nay. Trong đó, BIDV được bình chọn là cổ phiếu thị trường cận biên (frontier market) tăng trưởng tốt nhất trong năm 2015.
Tỉ lệ nợ xấu tính trên toàn bộ các khoản vay của các ngân hàng này chỉ bằng khoảng 1/6 tỉ lệ của 3 năm trước đây và các khoản vay mua bất động sản đang tăng rất mạnh.
Và do đó chẳng có gì quá ngạc nhiên khi các quỹ đầu tư như Dragon Capital, quỹ quản lý tài sản lớn thứ nhì Việt Nam, và công ty chứng khoán Maybank Kim Eng rất lạc quan về các ngân hàng Việt Nam, Bloomberg bình luận.
“Vào năm tới, các ngân hàng Việt Nam sẽ cho vay nhiều hơn và lợi nhuận sẽ tăng mạnh”, Bill Stoops, Giám đốc đầu tư của Dragon Capital tại TP.HCM, dự đoán.
Bloomberg nhận định dự đoán lạc quan này là minh chứng cho các nỗ lực vực dậy ngành ngân hàng của chính phủ Việt Nam. Trước đó, ngành ngân hàng Việt Nam đã chìm trong các khoản nợ xấu cao chất ngất, cản trở tăng trưởng kinh tế trong suốt 3 năm qua.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã buộc một số ngân hàng phải sáp nhập, tái cơ cấu... khi đang lên kế hoạch giảm tổng số ngân hàng trên cả nước từ gần 40 ngân hàng như hiện nay xuống còn khoảng 15 vào năm 2017.
Trong số 3 ngân hàng hàng đầu Việt Nam, giá cổ phiếu của BIDV, ngân hàng lớn thứ 2 tính theo giá trị vốn hóa, đã tăng đến 90% trong năm 2015. Tương tự, Vietcombank, ngân hàng lớn nhất, cũng đã tăng 50% và Vietinbank tăng 47%.
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) của BIDV hiện đang là 12,3 lần, còn Vietcombank và Vietinbank lần lượt là 25,2 và 13,2. Hệ số của cả 3 ngân hàng này đều cao hơn P/E của chỉ số Thị trường Cận biên, vốn đang là 10,6 lần.
Ông James Bannan, người hiện đang điều hành một quỹ đầu tư trị giá 140 triệu USD của tập đoàn đầu tư Coeli (Thụy Điển) cho rằng giá cổ phiếu ngân hàng Việt Nam như vậy là vẫn quá cao.
Tuy nhiên, ông Patrick Mitchell, Giám đốc marketing của Maybank Kim Eng, cho biết giá trị cổ phiếu Việt Nam đang được xác định bởi triển vọng kinh tế nước này.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) mới đây đưa ra số liệu cho biết tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,3% trong sáu tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2014. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2016 được thiết lập ở mức 6,7%, mức cao nhất trong vòng 9 năm trở lại đây.
Kết quả này có được nhờ sự mở rộng mạnh mẽ của ngành sản xuất công nghiệp, ngành xây dựng và khai khoáng. Khác với hầu hết các nền kinh tế tiểu vùng, Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng chắc chắn trong xuất khẩu hàng hóa trong 6 tháng đầu năm, ADB bình luận.
Hồi đầu năm, tập đoàn kiểm toán PricewaterhouseCoopers LLP dự đoán Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất vào năm 2050.
“Với môi trường vĩ mô tích cực cùng sự khởi sắc của thị trường bất động sản, chúng tôi kỳ vọng sẽ được thấy ngân hàng (Việt Nam) phát triển tốt”, ông Mitchell cho hay.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.