FineWoven được Apple ra mắt thị trường nhằm loại bỏ tất cả phụ kiện bằng da để chuyển sang sử dụng phụ kiện thân thiện với môi trường. Được làm bằng sợi vải tinh dệt bền bỉ với cảm giác mềm mại giống như da, tuy nhiên người dùng phàn nàn về việc nó bị bẩn, trầy xước và nhanh chóng mất chất lượng. Điều này kém hơn so với vỏ da cho iPhone trước đó, ngay cả khi vỏ da có màu sẫm hơn ở các góc.
Sự yếu kém của FineWoven có thể là lý do khiến phụ kiện không được bổ sung các lựa chọn màu sắc mùa xuân mới khi Apple giới thiệu MacBook Air M3, đồng thời công ty đã không cung cấp chất liệu này khi phát hành vỏ mới cho iPhone 15 và dây đeo cho Apple Watch hồi đầu năm nay.
Giờ đây, người dùng Kosutami đã đăng tải nội dung trên X rằng "FineWoven đã biến mất. Toàn bộ dây chuyền sản xuất đã bị dừng và dỡ bỏ. Apple sẽ chuyển sang vật liệu khác".
Mặc dù Apple không xác nhận thông tin và người dùng vẫn có thể mua các phụ kiện FineWoven trên trang web của công ty nhưng thật khó để vật liệu này xuất hiện trở lại. Dưới đây là những lý do chính khiến vật liệu này không thành công.
- FineWoven đắt tiền: Vấn đề đầu tiên với phụ kiện này là giá bán. Apple quyết định tính mức giá cao tương tự cho chất liệu không mang lại cảm giác tốt như da. Điều này khiến nhiều người cảm thấy hoài nghi về mức giá 60 USD mà Apple đưa ra.
- Độ bền kém: Nhiều chủ sở hữu ốp lưng FineWoven có thể thấy một vài vết trầy xước và trông hơi mờ hơn ở các góc. Thậm chí người dùng còn liệt kê một số trường hợp phụ kiện này tỏ ra kém cỏi, dễ "dị ứng" với vết nước sốt hoặc vết trầy xước và dẫn đến sự cố nghiêm trọng.
- Thiếu chất chống thấm nước: Một trong những lý do chính khiến các phụ kiện FineWoven bị bỏ rơi là do thiếu tính năng chống thấm nước. Apple quyết định không sử dụng công nghệ này do hóa chất polyfluoroalkyl có hại cho môi trường. Cùng với đó, vỏ máy hấp thụ mọi chất lỏng có thể chạm vào.
Bình luận (0)