Vì sao san hô ở biển Côn Đảo bị tẩy trắng hàng loạt?

Nguyễn Long
Nguyễn Long
31/05/2024 09:44 GMT+7

Các chuyên gia nhận định, san hô ở vùng biển Côn Đảo bị chết và tẩy trắng rất nhiều. Nếu nhiệt độ nước biển không giảm thì khả năng phục hồi của san hô rất thấp.

Ngày 30.5, lãnh đạo Ban Quản lý Vườn quốc gia (VQG) Côn Đảo xác nhận tình trạng san hô trên vùng biển thuộc khu vực quản lý của VQG Côn Đảo, Phòng Bảo tồn và hợp tác quốc tế (Ban Quản lý VQG Côn Đảo) bị chết và bị tẩy trắng hàng loạt.

Vì sao san hô ở biển Côn Đảo bị tẩy trắng hàng loạt?- Ảnh 1.

San hô bị tẩy trắng bất thường

CTV

Lực lượng chức năng đã khảo sát thực tế các rạn san hô ở vịnh Côn Sơn, hòn Bảy Cạnh, Hòn Cau, vịnh Đầm Tre, hòn Tre Nhỏ, hòn Tre Lớn, Ông Đụng, Hòn Bà, Hòn Tài và Hòn Trứng, cho thấy san hô bị tẩy trắng và chết rất nhiều.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, san hô bị chết và tẩy trắng ở vùng biển Côn Đảo là do hiện tượng El Nino làm nước biển tầng đáy nóng lên trong tháng 4 - 5 vừa qua.

San hô sống ở nhiệt độ từ 24 - 30 độ C. Đến thời điểm hiện tại, nhiệt độ nước tầng đáy của vùng biển Côn Đảo là 32 độ C. Nếu nhiệt độ nước biển tại các rạn san hô không giảm thì khả năng phục hồi của san hô rất thấp và diện tích san hô chết sẽ rất lớn.

Hiện, Ban Quản lý VGQ Côn Đảo đã đề xuất Viện Hải dương học Nha Trang phối hợp khảo sát, đánh giá cụ thể tỷ lệ san hô bị tẩy trắng tại các đảo.

Hiện tượng san hô chết và bị tẩy trắng đã diễn ra nhiều tại Côn Đảo, nặng nhất là những năm 1998, 2010, 2016 do hiện tượng El Nino. Sau đó, Ban Quản lý VQG Côn Đảo đã khảo sát và triển khai công tác phục hồi san hô tại các điểm đảo.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.