Từ đầu năm 2023, CSGT TP.HCM đã tổ chức kế hoạch chuyên đề xử lý xe không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, trong đó chủ yếu là xe ba bánh, xe thô sơ, xe máy chở hàng cồng kềnh.
Kết quả 10 tháng đầu năm, CSGT phát hiện 16.491 xe máy chở hàng quá khổ giới hạn 3.356 xe máy thiết bị kỹ thuật không bảo đảm an toàn. Riêng xe ba bánh, CSGT phát hiện 2.029 xe ba bánh, trong đó 704 trường hợp chở hàng hóa quá khổ giới hạn.
Theo CSGT, đa số xe hết đát, xe 3 bánh đều bỏ luôn xe khi bị CSGT lập biên bản vì là xe hết đát, xe lắp ráp không có giấy tờ hợp lệ. Khi bị CSGT thổi phạt, người vi phạm cũng trình bày hoàn cảnh khó khăn, biết vi phạm, biết đó là mất an toàn giao thông nhưng vẫn chạy. Vì sao?
Xe ba gác chở hàng cồng kềnh vẫn tung hoành: Vì sao thường bỏ luôn xe khi bị phạt?
Xử phạt có bắt buộc hài hòa tình – lý?
Lãnh đạo một đội CSGT tại TP.HCM cho biết, việc kiểm tra, xử phạt các xe 3 bánh chở hàng hóa không bảo đảm an toàn giao thông được thực hiện thường xuyên. Đặc biệt, nhiều người chở tôn, kính, sắt với các đầu sắt nhọn bất chấp việc lòi đầu lòi đuôi nguy hiểm lưu thông trên đường.
Không chỉ những người lái xe, người thuê cũng biết chở hàng hóa như vậy có nguy cơ gây tai nạn giao thông nhưng vẫn thuê vì rẻ.
Và thực tế đã để lại hậu quả là những vụ tai nạn khiến người đi đường "rùng mình", những người "chết oan" trên đường phố.
Theo vị CSGT, các trường hợp chở hàng cồng kềnh, đặc biệt là người lái xe 3 bánh khi bị CSGT thổi phạt đều trình bày hoàn cảnh khó khăn, năn nỉ CSGT bỏ qua. "Chúng tôi phải giải thích với người vi phạm rằng không phải hoàn cảnh khó khăn rồi anh có thể làm gì cũng được. Khi tham gia giao thông thì xe cộ phải có giấy tờ, chở hàng phải bảo đảm an toàn cho mọi người xung quanh", vị này kể.
Tuy nhiên, CSGT cũng chia sẻ, vì những người chở hàng thuộc diện trên thường có hoàn cảnh khó khăn, lao động dưới nắng mưa kiếm công làm lời. Do đó, không ít lần CSGT nghe người dân nhận xét là "cứng nhắc" khi kiên quyết xử phạt xe chở hàng cồng kềnh.
Vị lãnh đạo đội chia sẻ: "Còn nếu khi xảy ra tai nạn thì cũng có người ý kiến sao CSGT không làm triệt để mà cho các xe này chạy ngoài đường. Thực tế, trong quá trình tuần tra kiểm soát, CSGT sẽ lập biên bản ngay nếu phát hiện vi phạm. Nhiều người năn nỉ CSGT không được thì chuyển sang to tiếng, cũng có người bị lập biên bản nhưng xác minh hoàn cảnh thấy khó khăn, chúng tôi cùng nhau đóng giúp tiền phạt. Họ xúc động xin lỗi, hứa rút kinh nghiệm".
Xe ba gác chở hàng cồng kềnh vẫn tung hoành: Vì sao thường bỏ luôn xe khi bị phạt?
Bỏ xe vì nhiều lý do
Lãnh đạo một đội CSGT ở vùng ven của TP.HCM cũng cho biết, ngoại thành là khu vực thường xuyên phát hiện, xử lý các trường hợp xe máy, xe 3 bánh chở hàng cồng kềnh, đặc biệt là chở vật liệu xây dựng.
CSGT cho rằng, việc một chiếc xích lô hay ba gác chất lên những thanh thép, miếng tôn dài đi trên đường như một mối "đe dọa" với những người tham gia giao thông khác. Khi vướng xe, thiếu quan sát, việc va quẹt để lại hậu quả thiệt mạng rất dễ xảy ra vì đây là vật liệu sắc, nguy hiểm.
"Tôi cùng tổ tuần tra đã lập biên bản nhiều trường hợp vi phạm như vậy, họ nói do thu nhập thấp nên ráng làm, năn nỉ xin bỏ qua, rưng rưng nước mắt cũng có luôn. Nhưng chúng tôi đều giải thích cho họ hiểu rằng hành vi này nguy hiểm thế nào thì họ chấp nhận ký biên bản. Thấy tội, nhưng chúng tôi vẫn phải phạt để bữa sau họ không vi phạm lỗi này nữa", CSGT nói.
Muôn kiểu "chống chế" của tài xế chở hàng cồng kềnh: Biết nguy hiểm vẫn làm
Một cán bộ CSGT khác cũng cho hay, đa số các trường hợp bị xử phạt chở hàng cồng kềnh trên xe máy mà xe có giấy tờ thì người dân sẽ đến đóng phạt để nhận xe về. Nhưng các xe cà tàng, hết đát hoặc xe 3 bánh tự lắp ráp không giấy tờ thì người vi phạm không đến đóng phạt, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xe. Sau thời gian quy định cơ quan chức năng làm các thủ tục tịch thu xe.
Xem nhanh 12h ngày 12.11: Thời sự toàn cảnh
Bình luận (0)