Siêu máy tính mới nhất sử dụng vi xử lý AMD EPYC là ở đại học Indiana, Purdue và CERN, dành cho các tác vụ nghiên cứu khoa học và sức khỏe tiên tiến. Ngoài ra, các dịch vụ điện toán đám mây hiệu năng cao (HPC) dành cho những nhu cầu đa dạng, từ phục vụ cộng đồng game thủ, nhà phát hành game, cho đến thương mại điện tử, lưu trữ web... của Amazon Web Services, Google và Oracle Cloud cũng đã sử dụng các vi xử lý này
|
Số lượng nhân lớn và băng thông bộ nhớ được mở rộng giúp cho các vi xử lý AMD EPYC đạt được các yêu cầu cao từ các nhà cung cấp dịch vụ HPC trong việc cải thiện hiệu năng, độ ổn định, hiệu quả và giá thành đầu tư.
Như đã nói, một trong những siêu máy tính mới sử dụng vi xử lý AMD EPYC sẽ được đặt tại đại học Indiana, với tên gọi Jetstream 2. Đây là một hệ thống 8 petaflop được định hình dựa trên các vi xử lý AMD EPYC thế hệ 3, sử dụng cho việc nghiên cứu các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, khoa học xã hội và COVID-19. Trong khi đó, cỗ máy được đặt tại đại học Purdue sẽ dành cho việc nghiên cứu tính toán các vấn đề phức tạp cũng như tổng hợp và xử lý các kho dữ liệu khổng lồ thu thập được.
|
Những dịch vụ điện toán đám mây Amazon Web Services, Google, và Oracle Cloud muốn tận dụng sức mạnh đáng nể của các vi xử lý AMD EPYC để xây dựng nên các hệ thống siêu máy tính dành cho xử lý các nhu cầu đa dạng. Một vài trong số các nhu cầu đó bao gồm hỗ trợ nhóm người dùng phổ thông có được trải nghiệm game tốt hơn thông qua dịch vụ chơi game trên đám mây, qua đó đem lại cho các nhà phát hành game một công cụ để tiếp cận đến nhiều game thủ hơn nữa. Đặc biệt là ở thời điểm game trên di động đang được phát triển mạnh mẽ, các hệ thống đám mây sẽ là cầu nối hiệu quả giữa các nhà phát hành game và game thủ.
Bình luận (0)