Nhiều loại sữa bột, bánh ăn dặm tại Mỹ có chứa kim loại độc hại

22/10/2019 10:54 GMT+7

Nghiên cứu kiểm nghiệm 168 loại thực phẩm trẻ em từ 61 thương hiệu phát hiện ra rằng có đến 95% sản phẩm được kiểm tra nhiễm một hay nhiều kim loại nặng độc hại như chì, theo báo cáo do tổ chức Healthy Babies Bright Futures công bố.

Lãnh đạo thiểu số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer hôm 20.10 kêu gọi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) điều tra sau khi có báo cáo cho thấy mức độ độc tố gây nguy hiểm trong nhiều loại thực phẩm trẻ em.
Nghiên cứu kiểm nghiệm 168 loại thực phẩm trẻ em từ 61 thương hiệu phát hiện ra có đến 95% sản phẩm chứa chì, 73% chứa asen, 75% có hàm lượng cadimi và 32% chứa thủy ngân. Có đến 1/4 số sản phẩm kiểm nghiệm có chứa cả 4 loại kim loại nặng độc hại trên.

Sữa bột là một trong các sản phẩm nghi ngờ chứa chất độc hại

Internet

Bản cáo cáo được tổ chức phi lợi nhuận Healthy Babies Bright Futures thực hiện, kiểm tra nhiều thương hiệu quen thuộc như Gerber và Enfamil bao gồm các sản phẩm như sữa bột, ngũ cốc và bánh gạo. Theo báo cáo, các thực phẩn làm từ gạo và đồ ăn nhẹ có nhiều khả năng chứa độc tố như thạch tín.
Cứ 5 sản phẩm lại có 1 sản phẩm chứa hàm lượng chì gấp 10 lần giới hạn an toàn 1 phần tỉ mà ngành y tế khuyến cáo. Nhiều chuyên gia y tế còn cho rằng không hề có mức độ chì nào là an toàn.
Các kết quả trên cũng tương tự như một nghiên cứu trước do FDA công bố, theo đó các kim loại nặng trên cũng được tìm thấy ở 33 trong số 39 loại thực phẩm trẻ em được kiểm nghiệm.
Các loại thực phẩm làm từ gạo, khoai tây và nước ép trái cây có nguy cơ gây ngộ độc thần kinh cao nhất, theo nghiên cứu.
"Dù có lượng rất nhỏ trong thức ăn, những chấtnày có thể làm thay đổi bộ não đang phát triển và làm giảm IQ của trẻ em. Tác động này tăng thêm sau mỗi bữa ăn hoặc mỗi phần ăn vặt của trẻ", báo cáo viết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.