Cái bắt tay có 'tuyệt chủng' vì đại dịch Covid-19?

01/05/2020 09:56 GMT+7

Vì đại dịch Covid-19 , nhu cầu về khoảng cách xã hội đã buộc nhiều người phải suy nghĩ lại về thói quen bắt tay . Cho dù hành động này thể hiện sự thân thiện đến mức nào, nó cũng gây nguy cơ trao đổi các vi sinh vật có khả năng lây nhiễm.

“Bắt tay luôn là hành động được ghi nhận vào thời điểm đạt được thỏa thuận nào giữa hai bên. Cái bắt tay là biểu tượng vật chất, biểu tượng cơ thể của một thứ gì đó đang xảy ra trong việc chuyển giao sự công nhận và trách nhiệm và chúng ta đang thực hiện nó theo cách có thể nhìn thấy được”, theo giáo sư Dorothy Noyes, giảng dạy văn hóa dân gian tại Đại học bang Ohio (Mỹ).
Bắt tay có từ nhiều thế kỷ trước, được xem là cử chỉ để chứng minh bạn không cầm vũ khí, và theo thời gian, bắt tay trở thành biểu tượng của thỏa thuận, chấm dứt xung đột, khởi đầu mới và lãnh đạo.

Bắt tay từ lâu đã được xem là cử chỉ của sự thân thiện, giao hảo

Washington Post

“Khái niệm về cái bắt tay thường dành cho đàn ông, trái ngược với sự nữ tính trong cách hôn má của người Pháp hay là cúi đầu ở phương Đông.” Giáo sư Noyes nói rằng cử chỉ này đặc biệt được đánh giá cao bởi các nhà lãnh đạo muốn thể hiện sức mạnh với một cái nắm tay vững chắc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump là người thường hay sử dụng việc bắt tay với đối phương, đôi khi quá mức cần thiết. Ông từng bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong 20 giây. Tuy nhiên, mọi thứ đã không còn giống như trước đây.
Giãn cách xã hội đã buộc nhiều người phải suy nghĩ lại về việc bắt tay. Cho dù hành động này thể hiện sự thân thiện đến mức nào, nó cũng gây nguy cơ trao đổi các vi sinh vật có khả năng lây nhiễm.

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong gần 20 giây tại một cuộc họp

Reuters

Nhà sinh vật học Charles Gerba nói rằng “Hãy nghĩ về điều đó mỗi lần bạn ho, hắt hơi hoặc đi vệ sinh, những gì có thể nằm trên tay bạn bất kỳ lúc nào. Vì vậy, bạn thật ra lúc nào cũng luôn mang vi khuẩn, mỗi khi bạn chạm vào bề mặt, bạn có thể mang theo đến 50% sinh vật trên bề mặt đó.”
Một số nhà lãnh đạo đã bắt đầu thay đổi cách thức chào hỏi. Trong chuyến thăm các bệnh viện hồi tháng 3, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã chạm khuỷu tay với những nhân viên y tế tuyến đầu ở bang Washington. Tuy nhiên đối với nhiều người khác, thói quen cũ đã ăn sâu, khó mà thay đổi.

Theo một nghiên cứu, bắt tay quá lâu sẽ dẫn đến cảm giác lo lắng

Sky News

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đưa tay ra trong một cuộc họp nội các, nhưng bộ trưởng nội vụ của bà đã từ chối một cách lịch sự. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte bắt tay với một quan chức y tế hàng đầu, và sau đó nhanh chóng xin lỗi.
Nhưng điều đó không có nghĩa là con người không thể thích nghi. Theo nhà nhân chủng học tại Đại học Nam California Tok Thompson, trọng tâm của câu chuyện này không phải nằm ở cách bạn bắt tay, vỗ vai hay bất kỳ hành động nào, mà là ý nghĩa được hai bên chia sẻ, vì “điều quan trọng không phải là bản thân hành động đó mà là thông điệp đằng sau nó.”
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.