Hôm 30.9, hai đồng minh NATO là Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ đã có tranh cãi liên quan đến chiến sự ở khu vực
Nagorno-Karabakh, làm tăng thêm lo ngại các cường quốc bên ngoài có thể bị lôi kéo vào xung đột gia tăng giữa Armenia và Azerbaijan.
Nagorno-Karabakh là một vùng người Armenia ly khai trong lãnh thổ Azerbaijan. Nơi đây đang nổ ra giao tranh khốc liệt nhất kể từ giữa những năm 1990. Hàng chục người đã thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương, và chiến sự đã lan rộng ra bên ngoài khu vực này, có nguy cơ bùng nổ thành một cuộc chiến tranh toàn diện giữa
Azerbaijan và Armenia.
Các thiết bị và nhiều vết máu bên trong một chiếc ô tô của các phóng viên Armenia, sau khi bị hư hại trong một cuộc pháo kích tại thị trấn Martuni ở vùng ly khai Nagorno-Karabakh, ngày 1.10
|
Nhiều thanh niên Azerbaijan đang xếp hàng để nhập ngũ. Cả hai quốc gia đều áp dụng thiết quân luật và tổng động viên nam giới.
Khi được hỏi liệu
Thổ Nhĩ Kỳ có hỗ trợ quân sự cho đồng minh Azerbaijan hay không, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm 30.9 nói Ankara sẽ “làm những gì cần thiết” nếu được yêu cầu. Trong khi đó,
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nơi có nhiều người gốc Armenia, chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ có ngôn từ “hiếu chiến”.
Vật được cho là mảnh vỡ của một chiếc máy bay chiến đấu SU-25 của lực lượng không quân Armenia bị bắn rơi trong cuộc giao tranh ở khu vực ly khai Nagorno-Karabakh
|
Armenia có một đồng minh hùng mạnh khác là Nga. Trong khi đó, một kênh thông tin của chính phủ Armenia, đã đăng tải những hình ảnh xác máy bay chiến đấu SU-25 mà nước này nói đã bị
máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi hôm 29.9.
Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận việc bắn rơi máy bay. Một quan chức cấp cao của Azerbaijan cáo buộc Armenia nói dối, và cho rằng 2 chiếc SU-25 của Armenia thật ra đã đâm vào một ngọn núi.
Bình luận (0)