Hồ sơ FinCEN: Nhiều ông lớn ngân hàng dung túng giao dịch 'tiền bẩn'
22/09/2020 17:02 GMT+7
Nhiều ngân hàng toàn cầu đã chuyển một số tiền lớn, bị cáo buộc là bất hợp pháp , trong khoảng thời gian gần 2 thập niên, bất chấp các dấu hiệu đỏ về nguồn gốc của số tiền, theo các tài liệu mật do các ngân hàng đệ trình lên chính phủ Mỹ.
Tự động phát
Giá cổ phiếu của ngân hàng HSBC tại Hồng Kông đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1995 trong hôm 21.9, sau khi có báo cáo rằng ngân hàng này và một số tổ chức tài chính khác bị cáo buộc đã chuyển một lượng lớn tiền bất hợp pháp trong hơn hai thập niên.
Thông tin nằm trong các tài liệu được rò rỉ cho Buzzfeed và được chia sẻ với một mạng lưới các nhà báo điều tra trên toàn cầu. Buzzfeed và các hãng tin tức khác nói rằng báo cáo liên quan đến việc chuyển tiền cho những kẻ khủng bố, trùm ma túy và các nhà lãnh đạo tham nhũng.
|
Vụ rò rỉ được cho là bao gồm 2.100 báo cáo về các hoạt động đáng ngờ do các ngân hàng và các công ty tài chính khác nộp cho Mạng lưới Thực thi Tội phạm Tài chính thuộc Bộ Tài chính Mỹ. Cái gọi là hồ sơ FinCen này được cho là gồm các giao dịch trị giá hơn hai nghìn tỉ USD từ năm 1999 đến năm 2017. Tất cả đều bị chính ngân hàng đánh dấu đáng ngờ.
Vụ rò rỉ đã cho phép hình dung sơ lược về việc các hệ thống ngân hàng cho phép rửa tiền với số lượng lớn. Trong số các hoạt động bị cáo buộc có quỹ do ngân hàng JP Morgan xử lý cho các cá nhân và công ty có khả năng tham nhũng ở Venezuela; tiền từ một vụ lừa đảo đầu tư hoặc kế hoạch đa cấp chuyển qua HSBC; và tiền được liên kết với một tỷ phú người Ukraine do ngân hàng Deutsche Bank xử lý.
|
5 ngân hàng toàn cầu xuất hiện nhiều nhất trong các tài liệu bao gồm HSBC, JP Morgan, Deutsche Bank, Standard Chartered và Bank of New York Mellon (BNY Mellon). Trong tuyên bố, HSBC cho biết thông tin này là “quá khứ ” và kể từ năm 2012, “HSBC đã bắt đầu một cuộc hành trình kéo dài nhiều năm để cải thiện khả năng chống tội phạm tài chính của mình.”
Deutsche Bank cũng gọi báo cáo chuyển tiền bẩn là “vấn đề lịch sử” và nói rằng ngân hàng đã “dành nguồn lực đáng kể để tăng cường sự kiểm soát”. Standard Chartered và JP Morgan đều cho biết họ rất coi trọng vấn đề đấu tranh với tội phạm tài chính, trong khi BNY Mellon cho biết ngân hàng hoàn toàn tuân thủ luật và các quy định.
Bình luận (0)