Mỹ soạn thảo hiệp ước khai thác Mặt trăng

07/05/2020 17:01 GMT+7

Nhà Trắng sẽ sớm đề xuất một thỏa thuận quốc tế quản lý hoạt động khai thác và thương mại trên Mặt trăng, nhằm mục đích thu hút các quốc gia có chung chí hướng về du hành vũ trụ cập nhật một thỏa thuận năm 1967 về luật vũ trụ.

Chính quyền Mỹ đang soạn thảo một khung pháp luật về việc khai thác trên Mặt trăng. Theo nhiều nguồn tin, thỏa thuận quốc tế này có tên gọi "Hiệp định Artemis" nhằm thu hút đồng minh tham gia kế hoạch của NASA đưa con người và trạm không gian lên Mặt trăng trong thập niên tới.
Mỹ và các nước từng du hành không gian nhìn nhận Mặt trăng như là một tài sản chiến lược trong vũ trụ. Mặt trăng cũng có ích trong việc nghiên cứu nhằm hiện thực hóa việc du hành tới sao Hỏa tương lai.
Luật hiện hành chi phối các sứ mệnh không gian là Hiệp ước Không gian Vũ trụ năm 1967, được xem là đã không còn phù hợp. Hiệp định Artemis được đề xuất, với tên gọi lấy từ chương trình Mặt trăng Artemis mới của NASA, và đề xuất “các vùng an toàn” vây quanh các căn cứ Mặt trăng trong tương lai.

Bề mặt Mặt trăng.

Chụp màn hình CNN

Mục tiêu của các khu vực này là để ngăn chặn các quốc gia hoặc các công ty đối thủ can thiệp lẫn nhau, đồng thời có thể còn cung cấp một khuôn khổ luật pháp quốc tế cho phép công ty sở hữu nguồn tài nguyên mà họ khai thác.
Tới đây, Mỹ có kế hoạch chính thức đàm phán Hiệp định với các nước đối tác trong lĩnh vực không gian vũ trụ như Canada, Nhật, và những nước mà chính quyền Mỹ nhận thấy có cùng quan điểm trong việc khai thác Mặt trăng. Nga, một đối tác chủ chốt của NASA về Trạm không gian quốc tế, sẽ không nằm trong số đối tác đầu tiên.

Các phi hành gia thuộc Trạm Không gian Quốc tế ISS.

Reuters

Lầu Năm Góc cáo buộc Nga thực hiện những hành động “đe dọa” đối với các vệ tinh do thám trên quỹ đạo Trái Đất của Mỹ. NASA đang đầu tư hàng chục tỉ USD vào chương trình Artemis, nhằm đưa con người lên Mặt trăng vào năm 2024 và duy trì "hiện diện bền vững” trên cực Nam của Mặt trăng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.