Từ đại dịch Covid-19: vì sao dơi được xem là khởi nguồn nhiều dịch bệnh?

07/03/2021 11:00 GMT+7

Nguyên nhân khiến nhiều dịch bệnh trên thế giới khởi nguồn từ dơi là gì?

Nhiều nghiên cứu phân tử chứng minh rằng dơi là ổ chứa tự nhiên của nhiều loại virus khác nhau, trong đó một số loại đã dẫn đến bùng phát dịch bệnh. Sự đa dạng của loài dơi là nguyên nhân đầu tiên.
Dơi là một nhóm các động vật có vú bay được với hơn 1.300 chủng loài khác nhau xếp trong 20 họ, theo Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên.
Nhiều loài dơi sinh sống trong rừng, một số loài khác thì sống trong các hang động. Thức ăn của chúng đa dạng, từ côn trùng, trái cây, hạt giống và phấn hoa đến các động vật nhỏ khác như chim, cá, ếch. Một số loài thậm chí còn hút máu động vật - như dơi quỷ cánh trắng.
Sự đa dạng của loài dơi được các nhà khoa học xem là cơ chế thích hợp để gia tăng sự đa dạng của virus. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng xét theo tỉ lệ chủng loài thì dơi là động vật chủ của nhiều loại virus lây truyền từ động vật hơn cả các loài gặm nhấm - vốn là nhóm động vật có vú đa dạng nhất. 
Ngoài sự đa dạng, các đặc điểm khác khiến dơi phù hợp để làm vật chủ của virus chính là kích cỡ và tuổi thọ của chúng. Dơi có vòng đời tương đối dài, và kích cỡ cơ thể của chúng giúp virus dễ dàng tồn tại hơn. 
Ngoài ra, dơi là nhóm động vật có vú duy nhất có khả năng bay, quy trình mang nhu cầu trao đổi chất cao. Điều này dẫn đến nhiệt độ cơ thể của chúng tăng, tương tự với tác động của cảm cúm đối với con người khi hệ miễn dịch phản ứng.
Điều này có nghĩa là nhiều loại virus trên dơi sẽ thích nghi để có thể chịu đựng nhiệt độ cao hơn, gây nguy hiểm cho những loài động vật khác nếu bị nhiễm virus.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.