Viện Harvard Yenching từng cấp học bổng nghiên cứu cho tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT là gì?

Đăng Nguyên
Đăng Nguyên
09/04/2021 12:13 GMT+7

Lý lịch khoa học tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn có ghi 'từ năm 2007 đến năm 2008: Nghiên cứu về Tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam tại Harvard Yenching Institute (Mỹ)'. Vậy Viện Harvard Yenching là gì?

Vài ngày gần đây, dư luận rất quan tâm đến thông tin tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhận học bổng nghiên cứu về Tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam tại Harvard Yenching Institute - HYI (Mỹ). Nhiều người cho rằng HYI trực thuộc ĐH Harvard, có ý kiến lại nhận định viện này thân Trung Quốc? Sự thật ra sao?

Viện Harvard Yenching có liên quan gì đến ĐH Harvard ?

Ngay sau khi nhiều người trích lý lịch khoa học tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và cho rằng ông từng nghiên cứu tại ĐH Harvardanh Lê Nam, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại ĐH Dublin (Ireland),  viết trên trang cá nhân rằng mặc dù đặt trong khuôn viên của ĐH Harvard nhưng HYI không thuộc về ĐH nổi tiếng này. Anh Lê Nam cũng đính chính rằng tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng nghiên cứu (visitting) tại HYI chứ không phải nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc). 

Quốc hội bầu 2 phó thủ tướng và 12 bộ trưởng mới của chính phủ

Tiến sĩ kinh tế Trần Vinh Dự là người đã từng nhận học bổng nghiên cứu tại Harvard Yenching Institute. Anh cho biết vào mùa hè năm 2000, khi 22 tuổi, đang làm giảng viên Khoa Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội, anh tìm trường xin  học tiến sĩ ở Mỹ thì thấy thông báo về học bổng đào tạo sau đại học của  HYI nên ngay lập tức nộp hồ sơ. Trải qua một đợt phỏng vấn với giám đốc chương trình học bổng của HYI, anh được nhận. Từ đây, anh xin thêm làm nghiên cứu sinh tiến sĩ của Universtiy of Texas at Austin. 
Theo tiến sĩ Trần Vinh Dự, HYI có khuôn viên tọa lạc trong ĐH Harvard, có giám đốc đương nhiệm là Giáo sư Elizabeth J. Perry, giáo sư ngành chính trị của ĐH Harvard. Hội đồng Quản trị của HYI bao gồm 9 thành viên, với 3 người đại diện của ĐH Harvard, 3 người đại diện của United Board for Christian Higher Education in Asia (Hội đồng vì Giáo dục sau phổ thông công giáo tại châu Á) – một tổ chức phi chính phủ ở New York, và 3 thành viên độc lập có hiểu biết sâu rộng về châu Á.

Các hoạt động nghiên cứu tại Viện Harvard Yenching

HYI

Như vậy, theo tiến sĩ Trần Vinh Dự,  HYI mà tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn từng có thời gian nhận học bổng nghiên cứu tại đây không phải là một đơn vị do ĐH Harvard sở hữu. HYI có thể hiểu là một tổ chức thiện nguyện hoạt động độc lập, có ngân sách độc lập. Nhưng HYI là một phần không tách rời của cộng đồng Harvard. Hiểu nôm na, HYI là một dự án độc lập mà ĐH Harvard có tham gia với tư cách thành viên sáng lập.
HYI không phải là một khoa hay là một viện đào tạo và cũng không cấp bằng. Trong lịch sử, HYI có nhiều hoạt động như hỗ trợ thành lập Khoa nghiên cứu về ngôn ngữ và văn minh Á Đông của ĐH Harvard, thành lập thư viện Harvard Yenching Library của ĐH Harvard, thành lập tạp chí nghiên cứu Harvard Journal of Asiatic Studies etc, hỗ trợ trực tiếp cho nhiều trường ĐH ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên từ những năm 1950 trở lại đây thì HYI tập trung chính vào việc tài trợ học bổng cho các nghiên cứu sinh tiến sĩ và các giáo viên trẻ thuộc các trường ĐH hàng đầu ở Đông và Đông Nam Á ra nước ngoài nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn. Tới nay, hơn 1.200 giảng viên và hơn 600 nghiên cứu sinh đã được HYI hỗ trợ, trong đó 400 tiến sĩ và thạc sĩ .
Theo tiến sĩ Trần Vinh Dự, với các chương trình tài trợ này, HYI không đào tạo mà là đơn vị cấp học bổng/ngân sách. Những người nhận tài trợ sẽ học tập và làm việc tại các cơ sở đào tạo khác nhau. Vì thế, sẽ rất bình thường nếu một người theo diện "visting scholar "
(tạm dịch: học giả được mời dạy hoặc nghiên cứu) do HYI tài trợ và làm việc ở Harvard ghi vào hồ sơ là "visiting scholar của Harvard". Trên website của HYI cũng ghi rất rõ là “chương trình này trao cơ hội cho các giảng viên trẻ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn có 10 tháng nghiên cứu độc lập tại ĐH Harvard”. 
Visiting scholars,  Postdoc,  Research fellows là gì? 
Nhân đây, nhiều ý  kiến tranh luận về các khái niệm Visiting scholars" (học giả được mời dạy hoặc nghiên cứu), "Postdoc" (nghiên cứu sau tiến sĩ) hay "Research fellows" (tạm  dịch: nghiên cứu) , cái nào danh giá và tốt hơn? Theo tiến sĩ Trần Vinh Dự , cả 3 đều do một  đơn vị nào đó cấp ngân quỹ để một cá nhân qua một trường đại học hoặc một tổ chức nghiên cứu khác để nghiên cứu/làm việc trong một thời gian nhất định.
"Khác biệt cơ bản giữa các chương trình này là đối tượng và thời gian của chương trình . Chẳng hạn "postdoc" thì dành cho những người đã tốt nghiệp tiến sĩ trong một thời gian nhất định (thường là dưới 5 năm sau khi tốt nghiệp) và thường kéo dài 2 năm. "Visiting Scholars" hay "Research Fellows" thì áp dụng cho các học giả theo nghĩa rộng hơn, thời gian thường ngắn hơn, thí dụ 10 tháng theo chương trình của HYI. Research Fellowships thì có thể rất ngắn (thí dụ 6 tháng) ", tiến sĩ Trần Vinh Dự cho biết.

Vì sao có chữ "Yên Kinh"?

Theo tiến sĩ Trần Vinh Dự, HYI là một quỹ tín thác công ích (public charitable trust) được thành lập từ năm 1928 với nguồn tài trợ thuần túy từ tài sản của nhà khoa học Charles Martin Hall.
Ông Hall là một nhà khoa học và một nhà sáng chế, đồng thời là một “đại gia” thời đó với tài sản có được vì thành lập công ty luyện kim Alcoa. Ông Hall mất năm 1941 lúc 51 tuổi và không có vợ con thừa kế. Tài sản của ông để lại theo di chúc được dùng cho mục đích thiện nguyện. HYI được thành lập dựa hoàn toàn trên nguồn ngân sách đến từ khối tài sản này.

Tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn từng có thời gian nghiên cứu tại Viện Harvard Yeching

Bộ GD-ĐT

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Dự, chữ Yenching đến từ… một người da trắng khác, là tiến sĩ John Leighton Stuart (1876-1962), một nhà truyền giáo và một nhà giáo dục. Ông Stuart dành một  phần đời ở Trung Quốc hoạt động truyền đạo Công giáo và làm giáo dục. Có giai đoạn ông còn là Đại sứ của Mỹ tại Trung Quốc (1946). Ông cũng là người sáng lập ĐH Yên Kinh (Yenching University), và là chất xúc tác để hình thành HYI tại ĐH Harvard năm 1928. Chính HYI trong giai đoạn đầu cũng tham gia hỗ trợ trực tiếp ĐH Yên Kinh và 5 trường đại học khác ở Trung Quốc và một ở Ấn Độ.
Tôn chỉ của HYI  là nghiên cứu và hỗ trợ nghiên cứu, xuất bản về văn hóa Trung Hoa, châu Á đại lục, Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Balkan ở châu Âu bằng cách sáng lập, phát triển, hỗ trợ, duy trì các tổ chức giáo dục, hoặc hợp tác và liên kết với các tổ chức giáo dục khác.
Vì vậy, theo tiến sĩ Dự, HYI không hoạt động bằng tiền của Trung Quốc và cũng không hoạt động theo Trung Quốc hay nói cách khác không “thân Trung Quốc” như một số người nhận định. 

Nghiên cứu sinh tại Viện Harvard Yenching

HYI

 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.