Việt Nam đoạt 1 HCB và 4 HCĐ tại cuộc thi toán học WMO 2018 Mỹ

12/08/2018 12:49 GMT+7

Ngày 11.8, tại khuôn viên Trường ĐH Stanford (Mỹ) đã diễn ra vòng chung kết cuộc thi Toán học thế giới - World Mathematical Olympiad 2018 do Hiệp hội Olympiad Toán học Thế giới (WMO) tổ chức.

Đây là năm thứ ba Việt Nam tham dự vòng chung kết WMO cùng với nhiều thí sinh đến từ 9 quốc gia (Mỹ, Canada, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Mexico). Đội tuyển Việt Nam tham dự cuộc thi gồm 12 học sinh khối lớp 6 của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TPHCM.
Lần thứ ba tham dự cuộc thi này, đội tuyển Việt Nam đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về tâm lý lẫn kiến thức, kỹ năng làm việc nhóm. Kết quả, trải qua hai phần thi cá nhân và làm việc nhóm, đội tuyển Việt Nam đã đoạt 1 Huy hương Bạc (HCB) và 4 Huy chương Đồng (HCĐ). Trong đó HCB thuộc về học Nguyễn Ngọc Khánh Linh và HCĐ gồm: Trương Quốc Cường, Đinh Nhật Minh, Phạm Ngọc Huyền, Lâm Hữu Hào.
Học sinh Viet Nam làm bài thi đồng đội
Học sinh Viet Nam làm bài thi đồng đội
Năm nay quốc gia đoạt Huy chương Vàng đồng đội là Hàn Quốc.
Để chuẩn bị cho cuộc thi WMO 2018, Sở GDĐT TP.HCM đã phối hợp với Công ty EMG Education - đơn vị đại diện chính thức tại Việt Nam của Hiệp hội Olympiad Toán học Thế giới - WMO tổ chức bồi dưỡng những học sinh xuất sắc đại diện cho Việt Nam tranh tài.
World Mathematics Olympiad là kỳ thi Toán học quốc tế dành cho học sinh từ 8 - 13 tuổi được tổ chức hàng năm, thu hút hàng nghìn học sinh từ nhiều quốc gia trên thế giới tham dự.
Học sinh Viet Nam làm bài thi đồng đội
Học sinh Viet Nam làm bài thi đồng đội
WMO là một sân chơi trí tuệ dành cho các tài năng toán học trẻ tuổi, qua đó học sinh từ nhiều quốc gia trên thế giới có cơ hội được trải nghiệm và thử sức với các bạn đồng trang lứa đại diện cho các quốc gia có nền toán học phát triển hàng đầu như Mỹ, Canada, Anh, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Với chủ đề phát triển giáo dục STEM, năm nay, bài thi WMO đặc biệt chú trọng tính sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, tư duy suy luận trực giác và khả năng giải quyết vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Trong khuôn khổ ứng dụng STEM của Đại học Stanford, yêu cầu tích hợp kiến thức toán học với khả năng áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại được chú trọng nhiều hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.