Việt Nam thất bại tại Olympic: Đừng nên đổ hết lỗi lên ngành thể thao

12/08/2024 12:06 GMT+7

Vừa qua, sau thất bại của thể thao Việt Nam tại Olympic Paris, trên mạng tràn lan những chỉ trích nặng nề, trong đó đại đa số đều nhằm vào ngành thể dục thể thao (TDTT) và coi đấy là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Như vậy liệu đã thỏa đáng chưa?

Cách đây mấy chục năm, đạo diễn Doãn Hoàng Giang có làm chương trình Gặp nhau cuối tuần, nội dung thể thao Việt Nam trên đấu trường Olympic và đặt tên tiểu phẩm là "Thi xong xuôi tất cả lại về". 

Một tác phẩm mang nét hài hước, mô tả khá trúng thất bại của một đoàn thể thao cụ thể, trong một cuộc thi đấu cụ thế. Tiêu đề ấy, sau này được "nhân bản" lên ở nhiều dịp khác, ít nhiều tạo ngộ nhận về thất bại triền miên của thể thao trên đấu trường quốc tế. 

Từ đó đến nay, thể thao Việt Nam đã nhiều lần đến những đấu trường quốc tế, từ SEA Games cho đến ASIAD và Olympic, tất nhiên việc có vị trí cao ở khu vực nhưng chưa đạt thành tịch tốt ở sân chơi lớn hơn là dễ hiểu. 

Trong sân chơi Olympic, thể thao Việt Nam có huy chương của Hoàng Anh Tuấn (Bắc Kinh 2008), Trần Hiếu Ngân (Sydney 2000), Trần Lê Quốc Toàn (London 2012) và Hoàng Xuân Vinh (Rio 2016) – một kết quả khiêm tốn.

Việt Nam thất bại tại Olympic: Đừng nên đổ hết lỗi lên ngành thể thao- Ảnh 1.

Hoàng Xuân Vinh với tấm HCV Olympic Rio là thành công lớn nhất trong lịch sử của thể thao Việt Nam

Đến Olympic Paris 2024, những kết quả khiêm tốn mà thể thao Việt Nam từng giành được ở các kỳ Thế vận hội trước đó thậm chí còn không thể lặp lại.

Là người có may mắn theo dõi ngành thể dục thể thao hơn nửa thế kỷ qua, tôi cũng rất thất vọng vì kết quả này. Tuy thế, để tìm ra nguyên nhân chủ yếu lại không thể trút tất cả lên đầu đoàn thể thao Việt Nam hay ngành TDTT. Tôi chia sẻ phát biểu của ông Cục trưởng Đặng Hà Việt, Trưởng đoàn TTVN tại Olympic Paris 2024: "Các VĐV đã cố gắng thi đấu hết sức mình, nhưng họ chưa đạt mức có huy chương..."

Những người hâm mộ đều thấy tiếc, nhưng nếu thử nhìn vào bảng tổng sắp huy chương Olympic mà xem, nhiều quốc gia có tiềm lực dồi dào song chưa có HCV như Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Colombia, Bồ Đào Nha, Ấn Độ, Ai Cập, Peru,… cũng chỉ lác đác vài chiếc HCB hay HCĐ mà thôi.

Để mổ xẻ nguyên nhân của thực trạng này, ngoài dấu hiệu dàn trải, ăn xổi và thiếu "thủ lĩnh" của thể thao Việt Nam, bản thân tôi cho rằng khi ra biển lớn, chúng ta yếu hơn nhiều nước Đông Nam Á là do công tác tổ chức, hiểu theo nghĩa đầy đủ.

Nhìn lại kỳ Olympic chưa từng có trong lịch sử: Ấn tượng nhiều, lùm xùm cũng không ít

Lê Nin từng nói: Tổ chức, tổ chức và tổ chức. Bác Hồ, ngay sau khi ký sắc lệnh thành lập Nha thanh niên và thể thao cũng nhấn mạnh: Thứ nhất là tổ chức và kế hoạch, thứ nhì là việc thực hiện kế hoạch ấy. Còn việc tổ chức với thể thao Việt Nam hiện nay ra sao, nghĩ lại sẽ thấy nhiều cái bất cập.

Thứ nhất, tại nhiều quốc gia, tôi chưa thấy họ ghép ngành TDTT vào với văn hóa như ở ta. Tại Thái Lan là Bộ Du lịch và Thể thao, tại các quốc gia Malaysia, Indonesia, Singapore đều là Bộ Thanh niên và Thể thao,… còn ở ta là Cục TDTT nhỏ bé và nằm gọn trong cái bóng to tướng của văn hóa và nhiều năm nay không có thứ trưởng phụ trách thể thao.

Nên nhớ khi xưa, phụ trách ngành TDTT của Việt Nam là Đại tướng Hoàng Văn Thái, trước đó là Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam. Trước đây, nguyên soái Hạ Long được trao trách nhiệm quản lí ngành TDTT ở Trung Quốc, tương tự, hiện nay phụ trách thể thao Thái Lan là ngài đại tướng Sermsak Pongpanich. Nội bộ ngành văn hóa – thể thao – du lịch của Việt Nam lại đang có nhiều vấn đề. 

Trịnh Thu Vinh để vụt huy chương đáng tiếc tại Paris

Trịnh Thu Vinh để hụt huy chương đáng tiếc tại Paris

Sự quan tâm của lãnh đạo ngành đối với thể thao còn bị động bởi nhiều yếu tố. Nhất cử nhất động của ngành đều phải xin ý kiến các bộ ngành khác,... Thật đáng tiếc khi Việt Nam (và Lào) là 2 quốc gia không có bản quyền phát sóng Olympic! Gần đến hết Olympic năm nay, một nhà đài tại Việt Nam mới mua được bản quyền.

Để đến với sân chơi Olympic, ngành TDTT, các HLV và VĐV đã có rất nhiều cố gắng song còn chưa đủ. Nhiều người hâm mộ đã có lý khi cho rằng thể thao Việt Nam còn thành tích kém, nếu chưa có cơ chế thoáng, nếu vẫn còn phải nép vào bên cạnh khối văn hóa mà chưa được phép độc lập tác chiến và được đầu tư thích đáng. 

Thời 4.0, thể thao đỉnh cao hiện đã trở thành cơm ăn, nước uống của nhân dân, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, ngành TDTT rất cần sự quan tâm, xắn tay vào cuộc của cả xã hội. Chịu khó nhìn các nước khu vực, họ đầu tư thế nào cho thể thao đỉnh cao là đủ hiểu thêm chân lý "nghề chơi cũng lắm công phu".

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.