Việt Nam thất thế trong cuộc chiến nước

23/03/2016 09:23 GMT+7

'Thế kỷ 21 sẽ là cuộc chiến giành nguồn nước chứ không phải là dầu mỏ'. Lời tiên đoán ấy nay đã hiển hiện trước mắt: đồng bằng sông Cửu Long đang khô rang và ngập mặn, bởi thượng nguồn sông Mekong là hàng loạt đập thủy điện.

'Thế kỷ 21 sẽ là cuộc chiến giành nguồn nước chứ không phải là dầu mỏ'. Lời tiên đoán ấy nay đã hiển hiện trước mắt: đồng bằng sông Cửu Long đang khô rang và ngập mặn, bởi thượng nguồn sông Mekong là hàng loạt đập thủy điện.

Khô hạn ở đồng bằng sông Cửu Long có nguyên nhân từ nguồn nước sông Mê Kông bị “chặn” nhiều trên thượng nguồn - Ảnh: Công HânKhô hạn ở đồng bằng sông Cửu Long có nguyên nhân từ nguồn nước sông Mê Kông bị “chặn” nhiều trên thượng nguồn - Ảnh: Công Hân
Trong bộ phim Mad Max: Fury Road vừa giành 6 giảnh Oscar, ở đoạn mở đầu của thế giới hậu tận thế, ấn tượng nhất chính là cảnh cả thế giới điên cuồng vì nước. Nó cho thấy rằng kẻ nào sở hữu nguồn nước, kẻ đấy nắm quyền lực. Thực tế, Trung Quốc đang thể hiện quyền lực đó đối với những quốc gia nằm ở hạ lưu sông Mekong, và Việt Nam nằm ở cuối con sông, sẽ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bất kỳ biến đổi dòng chảy nào.
Bất lực chịu trận
Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ xả đập thủy điện trên thượng nguồn, đưa nước xuống để giúp đồng bằng sông Cửu Long đẩy lùi tình trạng nhiễm mặn. Việt Nam hoàn toàn không thể chủ động, mọi sự bây giờ đều phụ thuộc vào thượng nguồn. Thậm chí, không có một tổ chức liên kết nào có thể lên tiếng nói cho quyền lợi của cả lưu vực sông Mekong.
Ủy hội sông Mekong (tiền thân là Ủy ban sông Mekong 1957) đã được thành lập từ năm 1995 với sự tham gia của 4 nước tại lưu vực sông, gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia. Riêng Trung Quốc tuy là nước ở thượng nguồn nhưng lại không tham gia hiệp hội này. Điều đó khiến cho tiếng nói của hiệp hội này hầu như không có tác dụng trong việc đảm bảo cho cả lưu vực sông trải dài 4.800 km có thể tồn tại và phát triển bền vững cùng có lợi.
Cuộc chiến nước đã âm thầm từ lâu và đến nay mới chớm bộc lộ. Nước lên thì thuyền lên, Việt Nam không có cách nào khác phải chấp nhận thực tế mình là kẻ yếu thế trong cuộc chiến và tự mình phải thay đổi để cứu mình. Việc nên làm nhất không phải là bảo nông dân nửa đêm đi bơm nước vào ruộng, việc nên làm là hoạch định chính sách dài hạn cho thay đổi cơ cấu canh tác nông nghiệp, cũng như nguồn ngân sách cần thiết để thực hiện chính sách đó.
Không chỉ xây dựng 6 đập thủy điện khổng lồ ở thượng nguồn sông Mekong, Trung Quốc còn rót vốn để xây các đập thủy điện ở Lào và Campuchia. Có nghĩa là Ủy hội sông Mekong tồn tại cũng như không, các nước dưới hạ lưu cũng tỏ ra không kém cạnh khi thấy ở thượng nguồn ồ ạt xây thủy điện. Việt Nam không làm được gì khác ngoài việc cầu mong đến mùa hạn thì các nước hãy xả nước cứu mình.
Hệ lụy lớn
Theo cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Cliton, trong tương lai nước sẽ trở thành thứ vũ khí chính trị, "Khủng hoảng nguồn nước sẽ dẫn tới khủng hoảng về y tế, khủng hoảng nông nghiệp, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng khí hậu, và thậm chí là khủng hoảng về chính trị".
Không cần phải đợi lâu, những hệ lụy lớn đang xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của đất nước. Những hệ lụy từ thiếu nước tạo nên hậu quả lâu dài mà khó có thể khắc phục nổi, thay đổi môi trường, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và thậm chí là sự tuyệt chủng của nhiều giống loài.
Những nghiên cứu khoa học kỹ càng đều cho thấy rằng lợi ích từ thủy điện mang lại ở các con đập trên dòng sông Mekong đều thấp hơn rất nhiều so với những gì nó tàn phá. Vậy thì việc xây đập không hẳn chỉ vì lợi ích kinh tế, các nước xây đập trên dòng sông này còn nhằm mục đích kiểm soát nguồn nước để phục vụ những nhu cầu khác sau này.
Đối phó không dễ
Là kẻ hoàn toàn chịu trận ở hạ lưu sông, Việt Nam không còn cách nào khác là tự mình cứu mình trước khi đợi bất cứ nước nào ở thượng nguồn xả nước cứu như tình trạng xâm lấn mặn hiện nay. Tuy vậy, tình trạng ngập mặn không phải chỉ do một nguyên nhân là nước sông ít mà còn do nước biển đang dâng cao. Trung Quốc chỉ chiếm 20% lưu lượng nước sông. Vậy nên nhiễm mặn trên diện rộng ở khu vực này là chuyện không thể tránh khỏi.
Đập Xiaowan - một trong những con đập nổi tiếng nhất trên thượng nguồn sông Mekong - ở địa phận của Trung Quốc - Ảnh: International River

Nhiều giải pháp được đưa ra như xây đập tại các cửa sông để ngăn nước mặn hay là chuyển đổi cơ cấu canh tác nông nghiệp cho phù hợp với vùng nước mặn. Tuy nhiên, nói thì dễ chứ thực tế làm được lại muôn vàn khó khăn, người nông dân muôn đời quen với việc trồng lúa nay bảo chuyển sang nuôi tôm hay nuôi thủy sản là chuyện không dễ dàng. Chưa kể nguồn vốn để cho cả khu vực chuyển đổi cơ cấu canh tác nông nghiệp từ trồng lúa sang nuôi tôm là không hề nhỏ.
Cuộc chiến nước đã âm thầm từ lâu và đến nay mới chớm bộc lộ. Nước lên thì thuyền lên, Việt Nam không có cách nào khác phải chấp nhận thực tế mình là kẻ yếu thế trong cuộc chiến và tự mình phải thay đổi để cứu mình. Việc nên làm nhất không phải là bảo nông dân nửa đêm đi bơm nước vào ruộng, việc nên làm là hoạch định chính sách dài hạn cho thay đổi cơ cấu canh tác nông nghiệp, cũng như nguồn ngân sách cần thiết để thực hiện chính sách đó.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.