VietinBank: Lợi nhuận và dư nợ tín dụng tăng mạnh

18/05/2015 15:09 GMT+7

Kết quả kinh doanh quý 1/2015 của Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) vừa công bố còn cho thấy mức lợi nhuận trước thuế khá cao 1.564 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh quý 1/2015 của Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) vừa công bố còn cho thấy mức lợi nhuận trước thuế khá cao 1.564 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.

VietinBank: Lợi nhuận và dư nợ tín dụng tăng mạnh 1
Dư nợ tín dụng tăng 27%
Theo công bố, các chỉ số từ tổng tài sản, tổng nguồn vốn, dư nợ tín dụng… đều tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ. Cụ thể tính đến ngày 31.3.2015, tổng tài sản của VietinBank đạt số dư 646 ngàn tỉ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2014. Nhờ đó, tổng nguồn vốn của ngân hàng cũng tăng tới 18% so với cùng kỳ 2014 là 578 ngàn tỉ đồng.
Trong bối cảnh nguồn vốn của nhiều ngân hàng đang tắc nghẽn, nhưng dư nợ tín dụng của VietinBank lại tăng trưởng mạnh mẽ lên tới 27% so với cùng kỳ năm ngoái đạt mức 551 ngàn tỉ đồng. Chính vì vậy, khép lại quý 1/2015 ngân hàng có mức lợi nhuận trước thuế 1.564 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ 2014.
Nằm trong mục tiêu chung toàn hệ thống kéo tỷ lệ nợ xấu về mức 3% hết năm 2015, chỉ số này tại VietinBank chỉ chiếm có 1,5% tổng dư nợ. Đây là mức tương đương với tỷ lệ cùng kỳ năm 2014 và ở mức đảm bảo an toàn. Nợ xấu thấp theo báo cáo là nhờ việc triển khai các giải pháp kiểm soát chất lượng tài sản. Cụ thể, thực hiện theo chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro quy định tại thông tư 02/2013/NHNN của ngân hàng nhà nước quy định về việc phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có. Đồng thời, VietinBank tăng cường giám sát chặt chẽ chất lượng tín dụng: Thực hiện đánh giá các khoản nợ tiềm ẩn để có biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp; chủ động áp dụng linh hoạt nhiều biện pháp thu hồi/bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo để nhanh chóng thu hồi nợ xấu ngay từ đầu năm 2015.
Giảm lãi suất, tăng cho vay lĩnh vực ưu tiên
Lý giải nguyên nhân tín dụng tăng trưởng vượt bậc, theo VietinBank toàn bộ hệ thống đã triển khai thực hiện có kết quả các giải pháp nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Chủ động tiết giảm chi phí để tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, nhất là lãi suất cho vay trung dài hạn nhằm hỗ trợ vốn phục vụ doanh nghiệp sớm khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh.
VietinBank: Lợi nhuận và dư nợ tín dụng tăng mạnh 2
Trong giải pháp này, VietinBank tập trung ưu tiên vốn cho vay đối với các lĩnh vực trực tiếp sản xuất kinh doanh, khu vực kinh tế được Chính phủ khuyến khích phát triển như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, các dự án trọng điểm quốc gia, các công trình cấp bách, các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, năng lượng... Bên cạnh đó, VietinBank cũng triển khai mạnh mẽ nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, tổ chức nhiều hội nghị kết nối doanh nghiệp - ngân hàng, cải tiến quy trình nghiệp vụ, giảm thiểu thủ tục, đáp ứng đầy đủ tất cả các nhu cầu của khách hàng, mở rộng cơ sở khách hàng.
Tập trung mạnh vào phân phúc bán lẻ, VietinBank đã phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao công tác chăm sóc khách hàng. Trong thời gian qua, VietinBank triển khai thành công nhiều sản phẩm dịch vụ, các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các ngành nghề/phân khúc khác nhau; tiếp tục mở rộng, chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ tiên tiến hiện đại như sản phẩm thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử.
Do mặt bằng lãi suất tiền gửi hiện nay đã giảm về mức khá thấp, khách hàng tiền gửi đã có động thái chuyển dịch sang đầu tư kinh doanh các kênh khác. Mặc dù vậy, theo báo cáo, tiền gửi từ dân cư và doanh nghiệp vào ngân hàng này vẫn tiếp tục có xu hướng tăng, tăng 4,5% so với tháng 2/2014 và tăng 2% so với 31.12.2014.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.