Hầu hết các kỹ sư làm việc tại đây đều thuộc thế hệ 8X, trong đó người trẻ nhất sinh năm 1988. Hầu hết các kỹ sư được đào tạo tại các trường đại học trong nước như ĐH Bách khoa, Học viện Kỹ thuật quân sự. Các kỹ sư được chia thành nhiều nhóm như: kỹ sư vệ tinh, kỹ sư phân tích quỹ đạo, kỹ sư cao tần và kỹ sư phần mềm. Họ phải luân phiên trực 24/24 để đảm bảo điều khiển vệ tinh hoạt động đúng yêu cầu.
Theo ông Hoàng Phúc Thắng, trong 4 năm qua, việc vận hành, khai thác VINASAT-1, hoàn toàn do các kỹ sư VN thực hiện và đội ngũ này chưa từng để xảy ra một lỗi kỹ thuật nào làm ảnh hưởng đến hoạt động của vệ tinh. Các kỹ sư “lái” VINASAT-1 đều từng trải qua các khóa đào tạo của đối tác Lockheed Martin (Mỹ) và Ses Astra (Luxembourg).
Theo thông tin từ Công ty viễn thông quốc tế (VTI) , thành viên của VNPT, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác, kinh doanh Vinasat-1 và 2, về mặt dung lượng, VINASAT-2 lớn hơn VINASAT-1 khoảng 20%.
Theo Ths Lương Phạm Nam Hoàng (Bộ Thông tin - Truyền thông), với sự xuất hiện của mình, VINASAT-2 sẽ đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới viễn thông quốc gia.
Thứ nhất, VINASAT-2 cùng với VINASAT-1 sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống thông tin liên lạc nhờ việc hầu như không bị gián đoạn hoạt động do các yếu tố thiên nhiên hoặc con người gây ra như các mạng thông tin vô tuyến, hữu tuyến mặt đất. Ảnh hưởng duy nhất có thể xảy ra là trường hợp mất khả năng kiểm soát điều khiển vệ tinh. VINASAT-2 sử dụng cơ sở hạ tầng của VINASAT-1 với các trạm điều khiển mặt đất tại Hà Nội và Bình Dương, đồng thời có các trạm điều khiển có khả năng hỗ trợ khi cần thiết tại Mỹ và Úc nên khả năng mất quyền điều khiển từ tất cả các trạm này hầu như khó xảy ra.
Thứ hai, VINASAT-2 cũng sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong công tác tìm kiếm cứu nạn, phòng chống thiên tai, thảm họa, hỗ trợ ngư dân. Đây là vai trò đặc biệt quan trọng khi mà VN có đường bờ biển dài, hằng năm hứng chịu hàng chục cơn bão lớn nhỏ. Nhờ đáp ứng được khả năng triển khai nhanh trên một vùng rộng lớn và không phụ thuộc nhiều vào địa hình đảm bảo hiệu quả cao. Bên cạnh đó, hệ thống Vinasat cũng có khả năng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế biển, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển, góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia.
Thứ ba, VINASAT-2 cũng sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng và mở rộng dịch vụ của các đối tượng khách hàng khai thác các dịch vụ viễn thông, truyền hình qua vệ tinh.
Những vai trò này của hệ thống vệ tinh Vinasat càng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong bối cảnh nguồn tài nguyên quỹ đạo vệ tinh ngày càng trở nên khan hiếm.
Vùng phủ sóng
VINASAT-1 |
Băng Ku: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Myanmar |
VINASAT-2 |
Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Myanmar và một phần Malaysia |
90% dung lượng VINASAT-1 đã được sử dụng Theo thông tin từ VNPT, đến thời điểm hiện tại, 90% dung lượng băng tần vệ tinh VINASAT-1 đã được đưa vào sử dụng. VINASAT-1 đã và đang cung cấp các dịch vụ truyền hình, truyền dữ liệu, trung kế truyền dẫn, thoại, internet cho các khách hàng trong và ngoài nước với chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo dự kiến, 10% dung lượng băng tần còn lại sẽ nhanh chóng được đưa vào sử dụng trong năm 2012. Doanh thu dự kiến năm 2012 của VINASAT-1 là 250 tỉ đồng, chưa kể doanh thu từ 30% băng tần dành cho hoạt động của VNPT. VNPT cho biết tính trên tuổi thọ thiết kế của vệ tinh VINASAT-1 là 15 năm thì sau khoảng 10 năm, VNPT sẽ thu hồi được vốn đầu tư 3.900 tỉ đồng cho VINASAT-1 và sẽ thu hiệu quả kinh doanh cho 5 năm tiếp theo. Với VINASAT-1, VNPT cũng đã hoàn thiện hơn mạng lưới viễn thông quốc gia, tăng cường năng lực phủ sóng, cung cấp các dịch vụ tới vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đảm bảo hệ tầng truyền dẫn tín hiệu thoại, internet và truyền dẫn dữ liệu cho những khu vực mà phương thức truyền dẫn mặt đất gặp khó khăn. Nhiều xã, huyện biên giới, hải đảo đã được lắp trạm thu phát vệ tinh VINASAT-1 như Y Tý, Bát Xát (Lào Cai), Phú Quốc, Nhà giàn DK1/10 (Cà Mau)... |
>> Nhận được tín hiệu từ vệ tinh VINASAT-2
>> Phóng thành công vệ tinh VINASAT-2 vào quỹ đạo
>> Sáng nay VINASAT-2 lên quỹ đạo
>> VINASAT-2: Ngôi sao thứ hai của Việt Nam trên bầu trời
>> Vệ tinh VINASAT-2 sẽ bay vào quỹ đạo ngày 16.5
>> Dịch vụ truyền hình phát qua vệ tinh VINASAT-1
>> Vinasat-1 đã kết nối với Hoàng Sa, Trường Sa
>> Vệ tinh Vinasat - 1: Một năm nhìn lại
>> VINASAT-1 chính thức hoạt động
>> VINASAT-1 đã truyền phát những tín hiệu đầu tiên thành công
>> Vinasat 1 chuẩn bị vào đúng quĩ đạo
>> VINASAT-1 đã vào không gian
>> Sự kiện vệ tinh VINASAT-1 qua báo chí nước ngoài
T.S
Bình luận (0)