Vĩnh biệt người gác miếu thờ Hoàng Sa đời đời

18/02/2017 13:32 GMT+7

Tin cụ Võ Hiển Đạt, người thâm niên 60 năm gác miếu thờ Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn, rời cõi tạm để về với tổ tiên hôm 16.2.2017 ở tuổi 85 đã làm cho tất cả những ai quan tâm đến Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa- đều cảm thấy hụt hẫng.

Cụ Võ Hiển Đạt như một bến đỗ đầy ắp ký ức về những chuyến hải hành của cha ông ta chinh phục Hoàng Sa từ hơn 300 năm trước. 
Cũng chỉ là nghe kể lại thôi, nhưng với cụ Đạt, còn hơn cả việc lưu giữ, ông biết hâm nóng để những ký ức đó luôn tươi mới với hậu thế. Như một sự tiếp nối tự nhiên, cụ nội nhà ông được làng An Vĩnh đảo Lỹ Sơn trao cho sứ mệnh cai quản Âm Linh tự, tức miếu thờ các binh phu đã ngã xuống trong quá trình bảo vệ chủ quyền lãnh hải tại Hoàng Sa, sang đời người cha rồi đến cụ Đạt đều làm “ông từ” gác ngôi đền quá đỗi thiêng liêng này.
Cho mãi đến năm 2010, khi các bài vị cuối cùng của những binh phu hy sinh tại Hoàng Sa được dời về đình An Vĩnh, cụ Đạt mới kết thúc sứ mệnh của mình. Nhưng có lẽ điều mà người dân Lý Sơn cũng như tất cả những ai quan tâm đến Hoàng Sa đều phải tri ân cụ Đạt là, chính cụ đã góp phần phục dựng lại một cách đầy đủ và bài bản toàn bộ Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa mà suốt gần 10 năm qua, chúng ta đã chứng kiến.
Cũng chính cụ đã thành cố vấn đặc biệt để phục dựng lại những hình nhân thế mạng trong Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, rồi cụ “cầm tay chỉ việc” cho những người thợ đóng hai chiếc thuyền câu “giống y chang” như những chiếc thuyền câu mà các đội binh phu ra Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền lãnh hải từng “cưỡi sóng đạp gió” trên đó.
Nếu không có cụ Đạt, chúng ta bây giờ và lớp hậu thế sẽ bị hao khuyết một phần về Lễ Khao lề đã từng làm rung lên những sợi tơ lòng của bao đứa con đất Việt luôn đau đáu với Hoàng Sa.

tin liên quan

60 năm gác miếu thờ lính Hoàng Sa
(TN Xuân Tân Mão) Ông là người duy nhất trên đảo Lý Sơn gắn trọn đời mình với ngôi đền linh thiêng có tên m Linh tự, nơi thờ cúng các bậc tiền hiền đã có công khai phá đất đảo, và những anh hùng kiệt hiệt đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa.
Ông Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch nhớ lại lúc ông đi điền dã để lấy tư liệu làm luận án tiến sĩ về văn hóa miền biển cách nay 21 năm.
“Tôi chọn đề tài về các lễ hội vùng biển Quảng Ngãi nhưng “thanh lọc” mãi thì cũng chỉ có “lễ tống ôn” ở Lý Sơn mới hợp với đề tài mình cần. Tìm hiểu kỹ lễ này, hóa ra là một phần của nghi lễ tiễn các binh phu ra Hoàng Sa thuở trước. “Tống ôn” thực chất là “tống” những xui rủi ra khỏi nhà mình nhân đầu năm mới. Lính ra Hoàng Sa thì dân làng làm lễ đưa tiễn, sẵn đó xua đuổi luôn những rủi ro cho họ trong quá trình ra Hoàng Sa đồn trú 6 tháng. Tìm gặp các bô lão trên đảo Lý Sơn thì người nhớ, kẻ quên lễ này. May quá tôi gặp bác Đạt, như thể ông đợi tôi từ tiền kiếp để “trao truyền” toàn bộ các bước của lễ hội này vậy. Đó là Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được dân Lý Sơn lưu giữ bằng câu ca dao: “Hoàng Sa mây nước bốn bề/Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa”, ông Vũ kể lại.
Ông Võ Hiển Đạt xem bài vị lính Hoàng Sa tại Âm Linh tự.
Bắt đầu từ năm 2006, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa chính thức được phục dựng một cách bài bản cho tới nay. Cụ Đạt cũng là một trong hai cụ già ở Lý Sơn tiếp xúc sớm với “Tờ lệnh” mà vua Minh Mạng điều binh phu ra Hoàng Sa từ năm 1835 đã được dòng họ Đặng ở Lý Sơn lưu giữ mấy trăm năm qua. Hai chiếc thuyền câu-phương tiện để các binh phu ra Hoàng Sa, được trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ngãi và Nhà trưng bày ở đảo Lý Sơn là do ông Võ Hiển Đạt cùng với những người thợ đóng thuyền ở Lý Sơn phục dựng.
Nhìn những chiếc thuyền câu này, chúng ta có thể hình dung phần nào về những gì mà nhiều thế hệ cha ông ta đã trải qua trong quá trình bảo vệ bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc từ hàng trăm năm trước.
Lễ Khao lề thế linh Hoàng Sa tại Lý Sơn
Bắt đầu từ năm 2005, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa chính thức được phục dựng một cách bài bản cho tới nay. Cụ Đạt cũng là một trong hai cụ già ở Lý Sơn tiếp xúc sớm với “Tờ lệnh” mà vua Minh Mạng điều binh phu ra Hoàng Sa từ năm 1835 đã được dòng họ Đặng ở Lý Sơn lưu giữ mấy trăm năm qua. Hai chiếc thuyền câu-phương tiện để các binh phu ra Hoàng Sa, được trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ngãi và Nhà trưng bày ở đảo Lý Sơn là do ông Võ Hiển Đạt cùng với những người thợ đóng thuyền ở Lý Sơn phục dựng.
Nhìn những chiếc thuyền câu này, chúng ta có thể hình dung phần nào về những gì mà nhiều thế hệ cha ông ta đã trải qua trong quá trình bảo vệ bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc từ hàng trăm năm trước.Mới đây, bất chấp tuổi già, cụ Đạt đã đi khắp đảo Lý Sơn để thống kê số miếu cũ, nơi lưu lại dấu vết của tiền nhân trong quá trình khai phá đảo Lý Sơn. Công việc đang dang dở thì ông lại quy tiên.
Xin được vĩnh biệt ông, người đã góp phần không nhỏ trong việc giúp cho lớp hậu thế hiểu được những gì mà tiền nhân đã dày công gây dựng và bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc giữa trùng khơi suốt mấy trăm năm qua.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.