Trong khi đó, những người chồng dễ có tâm lý thoải mái hơn nếu họ là người kiếm cơm chính cho gia đình
Tờ Deccan Chronicle ngày 13.8 cho biết theo một cuộc khảo sát gần đây của của hai nghiên cứu Karen Kramer và Sunjin Pak ở Đại học Illinois ở Urbana-Champaign (Mỹ), sức khỏe tâm lý của các bà vợ và ông chồng sẽ thay đổi theo các chiều hướng trái ngược nhau tùy thuộc vào mức chênh lệch trong thu nhập của họ.
Cuộc khảo sát này được thực hiện với 1.463 nam giới và 1.769 phụ nữ, đa số sinh năm từ 1957 đến 1965 nhằm đo các dấu hiệu trầm cảm của họ dựa trên mức thu nhập so với người bạn đời.
tin liên quan
Người Việt kể 'nghiệp osin' ở Nhật nơi thu nhập bằng dân văn phòngGần đây các nguồn lao động từ nước ngoài như Philippines, Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc… đổ sang Nhật với số lượng lớn, đã thay đổi thói quen người Nhật.
Kết quả cho thấy đa số những phụ nữ có thu nhập cao hơn nhiều so với chồng dễ mắc các chứng trầm cảm hơn những phụ nữ có thu nhập thấp hơn chồng hoặc chấp nhận ở nhà làm người nội trợ và chăm con.
Ở chiều ngược lại, đa số các nam giới có thu nhập tốt hơn vợ sẽ có tâm lý thoải mái hơn so với các nam giới có thu nhập thấp hơn vợ hoặc phải ở nhà chăm con vì không có việc làm.
Các nhà nghiên cứu lý giải rằng sức khỏe tâm lý của các ông chồng và bà vợ diễn biến theo chiều hướng khác nhau là do quan niệm về vai trò giới tính truyền giống trong việc kiếm tiền cho gia đình vẫn chưa có nhiều thay đổi.
Nam giới thường cho rằng họ phải là người lo tài chính cho gia đình nên khi bị mất việc và phải ở nhà chăm con, họ dễ có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và có nguy cơ bị trầm cảm. Trong khi đó, những người vợ ở nhà chăm con ít chịu áp lực tâm lý vì họ cho rằng, họ vẫn hoàn tất vai trò làm vợ, làm mẹ dù không kiếm được thu nhập.
Bình luận (0)