Tùy từng cá nhân, một số yếu tố này sẽ trội hơn phần còn lại, như có người dạn dĩ, thích xã giao hoặc cộc tính hơn người khác. Trước nay, giới khoa học vốn cho rằng những dạng tính cách như thế chỉ thuộc về các loài động vật cấp cao như con người, nhưng các nhà nghiên cứu của Đại học Turku (Phần Lan) vừa phát hiện những đặc điểm tương tự, dù không phức tạp bằng, ở loài động vật khổng lồ trên cạn.
tin liên quan
Lập kế hoạch cho voi nhà 'vượt cạn'Trải qua thời gian phân tích loài voi ở Myanmar, nhóm nghiên cứu phân chia tính cách của chúng thành 3 yếu tố khác nhau: ân cần, thích xã giao và hung hãn. “Các cuộc nghiên cứu về vấn đề này trước đây chỉ tập trung vào loài linh trưởng, thú cưng và những động vật trong vườn thú, hoặc ở các loài có tuổi thọ tương đối ngắn”, theo trưởng nhóm Martin Seltmann của Đại học Turku trình bày trong báo cáo trên chuyên san Royal Society Open Science.
Họ phát hiện 3 yếu tố tính cách trên áp dụng cho cả voi đực và cái. “Sự ân cần, chu đáo liên quan đến cách thức voi hành xử và lĩnh hội được trong môi trường của chúng. Thái độ thích xã giao, thân thiện thể hiện qua chuyện voi tìm cách gần gũi với những con voi khác và con người, và mức độ chào đón dành cho chúng trong bầy đàn”, trưởng nhóm Seltmann phân tích. Trong khi đó, yếu tố hung hãn là việc voi cư xử như thế nào đối với đồng loại và tính cách này sẽ ảnh hưởng đến mức nào trong mối quan hệ tương tác xã hội của chúng.
Để rút ra các kết luận trên, các chuyên gia nghiên cứu tính cách của hơn 250 con voi kéo gỗ sinh sống trong điều kiện tự nhiên ở Myanmar.
Dự án được tiến hành trong giai đoạn 2014 - 2017 tại quốc gia Đông Nam Á này. Một thành viên của nhóm nghiên cứu, chuyên gia Mirkka Lahdenpera nhận định voi và con người có nhiều điểm tương đồng về mặt tính cách trong quá trình sống. Có vẻ như việc phải sinh hoạt trong các môi trường xã hội phức tạp là nguyên nhân đằng sau sự phát triển cấu trúc tính cách phức tạp của cả hai giống loài, theo Lahdenpera.
Bình luận (0)