Cụ thể, có 1.287 dự án FDI mới được cấp phép với tổng vốn đăng ký 8,6 tỉ USD, bằng 71,2% so với năm 2011. Bên cạnh đó, có 550 lượt dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn tăng thêm 7,7 tỉ USD, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2011.
Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với 549 dự án, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm đạt 11,7 tỉ USD, chiếm 71,6% tổng vốn đầu tư đăng ký trong năm 2012. Tiếp sau là lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ, sửa chữa…
Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,59 tỉ USD, chiếm 34,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc cũng nằm trong nhóm dẫn đầu. Bình Dương trở thành địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với 2,79 tỉ USD; tiếp theo là Hà Tĩnh, Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Bắc Ninh và Đồng Nai.
Hồi cuối năm 2012, báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 13,013 tỉ USD, bằng 84,7% so với năm trước.
N.Trần Tâm
>> Giá bất động sản giảm hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
>> Giảm thủ tục hành chính cho nhà đầu tư nước ngoài
>> Nhiều nhà đầu tư nước ngoài rút lui khỏi thị trường BĐS
>> Nhiều nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu thuê nhà xưởng
>> Đầu tư nước ngoài tại Bình Dương đạt trên 2,4 tỉ USD
>> Nhà đầu tư nước ngoài gom cổ phiếu
>> Bình Dương trao giấy chứng nhận cho 17 nhà đầu tư nước ngoài
>> Triều Tiên "lập công ty bảo hiểm đầu tư nước ngoài
>> Vốn đầu tư nước ngoài đạt thấp
>> Cảnh báo từ nhà đầu tư dự án FDI dưới 50.000 USD
>> Rút phép 8 dự án FDI
Bình luận (0)