Đầu tiên, hãy đến Trung Quốc để thưởng thức “ẩm trà” (飲茶), hay "bữa trưa trà". Người địa phương sẽ mời bạn chọn trà rồi chiêu đãi những món ngon nhỏ gọi là “điểm sấm” (bữa ăn lót dạ), bao gồm các món ăn mặn, ngọt, chiên hoặc hấp, có lớp bột mỏng bên ngoài và nhân bên trong. Cuối cùng là mời những món ngọt như bánh bông lan, thạch dừa và bánh tạc nhân trứng.
“Điểm sấm” là bữa ăn lót dạ ở Trung Quốc và Nhật Bản, bao gồm các món mặn, ngọt, chiên hoặc hấp, có lớp bột mỏng bên ngoài và nhân bên trong. |
loco.yahoo.co.jp |
Khi đến Hàn Quốc, bạn sẽ có dịp thưởng thức trà đạo kiểu Hàn. Chủ và khách ngồi chung quanh một bàn trà thấp |
traveloka.com |
Nếu thích tìm hiểu phong tục, mời bạn thưởng thức “Tam đạo trà” của dân tộc Bạch ở Vân Nam. Sự tinh túy của “Tam đạo trà” nằm trong câu: “Nhất khổ, nhị cam, tam hồi vị”, nghĩa là thưởng thức lần đầu thấy đắng, lần thứ hai thấy ngọt, lần thứ ba khiến người ta phải ngẫm nghĩ về ý nghĩa cuộc đời.
Nhật Bản thì có phương pháp pha trà đặc biệt. Sau khi hái lá trà, người ta hấp chín lá, sấy khô rồi nghiền nát để tạo thành bột trà xanh và matcha để uống. Do bột trà lớn, dễ nổi trên mặt nước, nên họ khuấy bằng chổi tre chuyên dụng để bột trà chìm xuống nước, rồi dùng muôi tre múc nước trà để uống. Ngoài sencha làm từ trà xanh, người Nhật còn có trà gạo lứt (gạo lứt rang trộn với trà xanh) và trà lúa mạch.
Khi đến Hàn Quốc, bạn sẽ có dịp thưởng thức trà đạo kiểu Hàn. Chủ và khách ngồi chung quanh một bàn trà thấp. Chủ đun nóng tất cả các vật dụng đựng trà, sau đó cho lá trà vào bình (thường là trà xanh), rót nước nóng vào bình để rửa lá rồi đổ bỏ ngay.
Sau khi chủ rót trà vào các tách, khách đợi chủ nâng tách uống rồi mới nâng tách sau. Việc này được lặp lại cho đến khi kết thúc, đôi khi có thể kéo dài vài giờ sau đó. (Chú ý, tách thường có nắp đậy, do đó bạn nâng nắp tách trong khi uống để không lộ miệng).
Do bột trà lớn, dễ nổi trên mặt nước, nên người Nhật khuấy trà bằng chổi tre chuyên dụng để bột trà chìm xuống nước, rồi dùng muôi tre múc nước trà để uống |
bokksu.com |
Ở Ấn Độ, người địa phương thường uống trà với bạch đậu khấu, quế, hạt thì là và masala (gia vị xay), vị lạ đấy. Khi đến Tây Tạng bạn sẽ nhận được một chiếc khăn lụa trắng (Katha). Chủ nhà (thường là nữ) sẽ mời bạn uống trà bơ hoặc trà sữa ngọt.
Theo nghi thức, bạn nhấp một ngụm nhỏ rồi đặt tách xuống. Chủ nhà sẽ rót đầy tách và yêu cầu bạn uống lại. Điều này được lặp lại hai lần nữa, sau đó bạn sẽ từ từ uống cạn. Chủ nhà có thể mời bạn dùng trà với bánh ngọt, kế tiếp là bia lúa mạch. Khi ngồi vào bàn, bạn không nên bắt chéo chân hay duỗi chân, vì điều này được coi là bất lịch sự.
Thế giới Ả Rập thường uống các loại trà nóng. Nếu được mời trà bạn không nên từ chối vì có thể bị coi là thô lỗ. Trà ở Iran có màu nâu đỏ đậm, hương vị đậm đà. Bạn có thể làm ngọt bằng cách đặt viên đường hoặc kẹo đá nabat màu vàng vào giữa các kẽ răng, sau đó mới nhâm nhi tách trà.
Nếu bạn thích uống chua thì khi đến Nam Á bạn sẽ có dịp thưởng thức trà bầu nâu (Aegle marmelos). Người ta ép trái tươi lấy nước, làm ngọt để tạo ra một thức uống tương tự như nước chanh. Còn người Singapore, Brunei, Indonesia thì sẽ mời bạn uống trà gừng pha với đường thốt nốt, đường mía, đường nâu, mật ong, sữa tươi hay sữa đặc; kết hợp với lá dứa thơm, sả, đinh hương và thanh quế.
Ở Ấn Độ, người địa phương thường uống trà với bạch đậu khấu, quế, hạt thì là và masala (gia vị xay) |
topictea.com |
Thái Lan có loại trà sữa Cha-yen khá ngon. Đây là loại trà đen đậm, kết hợp với sữa đặc, nước đá và những hương vị khác như quế, cam thảo, hoa hồi, hoa cam, me đất…
Ở bán đảo Mã Lai có loại trà đen trộn với sữa của thổ dân rất ngon, đặc biệt là thưởng thức “trà kéo”, một hình thức biểu diễn ở khu vực này. Trà Đài Loan thì khá đa dạng, bạn có thể uống nhiều loại trà đá pha với sirô đường và sữa bột hoặc trà sữa trân châu nổi tiếng làm từ bột sắn dây. (còn tiếp)
Bình luận (0)