Việc này báo hiệu thay đổi cơ bản trong chính sách của Mỹ khi cho tới nay, nước này vẫn chần chừ trước yêu cầu mua vũ khí và thiết bị quân sự của chính phủ Iraq. Lý do là Mỹ lo ngại vũ khí của mình lọt vào tay những phần tử Hồi giáo cực đoan và vì chính phủ hiện tại ở Iraq không giữ khoảng cách với Iran như Mỹ.
Bước chuyển nói trên có phần bất đắc dĩ đối với Mỹ vì trong khi nước này còn chưa sẵn sàng cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Iraq thì chính quyền Baghdad đã tìm kiếm nguồn cung cấp khác, trong đó đặc biệt có Nga và cả Iran. Đây là một nước cờ cao của Baghdad vì đa dạng hóa nguồn cung có thể gây áp lực thực sự với Washington. Iraq càng có nhiều lựa chọn thì Mỹ càng thêm bị động và khó xử. Nếu Iraq dựa cậy vào những đối tác như Nga, Trung Quốc hay Iran thì hậu quả càng thêm tai hại đối với Mỹ bởi chẳng khác gì thua đơn thiệt kép.
Trong tình cảnh ấy, cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Iraq dẫu có bất đắc dĩ đến đâu thì cũng vẫn vớt vát phần nào cho Mỹ. Mỹ bán được vũ khí và thiết bị quân sự, duy trì được hợp tác quân sự với Iraq để qua đó vừa kiểm soát vừa kiềm chế được chính phủ Iraq, vừa ràng buộc đồng minh lại vừa đẩy xa đối thủ cạnh tranh. Cho nên mới nói Mỹ buộc phải lựa chọn cái ít xấu nhất trong những cái xấu.
Thảo Nguyên
>> Iraq mua 12 chiến đấu cơ hạng nhẹ của Czech
>> Iraq muốn mua 24 trực thăng chiến đấu Apache
Bình luận (0)