• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Vụ 1.500 tấn cá chết bất thường: Nồng độ NH4, NO2 vượt giới hạn nhiều lần

22/05/2018 20:52 GMT+7

Liên quan việc hơn 1.500 tấn cá nuôi lồng bè trên sông La Ngà (H.Định Quán, Đồng Nai) chết trắng chỉ sau một đêm, kết quả kiểm tra nhanh cho thấy nồng độ NH 4 , NO 2 trong nước vượt giới hạn cho phép nhiều lần.

Trả lời PV Thanh Niên chiều 22.5, ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đồng Nai, cho biết sau khi tiếp nhận thông tin hơn 1.500 tấn cá nuôi lồng bè trên sông Là Ngà chết trắng, ngày 21.5 đoàn cán bộ của Sở đã trực tiếp xuống hiện trường kiểm tra, khảo sát.
Đoàn đã lấy mẫu cá gửi Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 để phân tích bệnh. Đồng thời lấy mẫu nước gửi Trung tâm dịch vụ phân tích môi trường TP.HCM phân tích một số chỉ tiêu môi trường để tìm chính xác nguyên nhân gây cá chết hàng loạt. Ngày 22.5, Sở cũng đã tiến hành thống kê thiệt hại ban đầu của bà con để có hướng hỗ trợ kịp thời.
Ngày 22.5, thương lái đến mua cá chết với giá 2.000 - 3.000 đồng/ký để làm phân bón Ảnh: Lê Lâm
Theo ông Vinh hiện chưa có thông tin chính thức về nguyên nhân cá chết. Tuy nhiên, nếu cá chết do thiên nhiên chứ không phải do nguồn thải ô nhiễm từ các nhà máy thì Sở sẽ tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh để có chính sách hỗ trợ kịp thời để bà con khôi phục sản xuất. Trong trường hợp xác định nguyên nhân cá chết là do hành vi xả thải của con người thì sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo kết quả kiểm tra mẫu nhanh của Chi cục thủy sản (thuộc Sở NN-PTNT Đồng Nai) phối hợp Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai và các đơn vị liên quan cho thấy nồng độ NH4, NO2 vượt giới hạn cho phép nhiều lần. Cụ thể, hàm lượng NH4 vượt mức giới hạn cho phép của cá nuôi 5,6 - 11 lần, hàm lượng NO2 vượt giới hạn cho phép 10 - 20 lần.
Thương lái thu mua cá chết Ảnh: Lê Lâm
Kết quả kiểm tra tại chỗ ở các điểm cho thấy hàm lượng oxy hòa tan (DO) đều thấp, dao động trong khoảng 2,6 - 3,2 mg/lít (hàm lượng DO tối ưu khuyến cáo cho đối tượng nuôi từ 4 mg/lít trở lên).
Trước khi cá chết hàng loạt, trên địa bàn H.Định Quán và khu vực La Ngà xảy ra mưa lớn kéo dài hơn 7 giờ. Lượng mưa lớn mang theo lượng nước chảy về cuốn theo các chất ô nhiễm làm tăng tính độc của một số khí như H2S, CH4, NO2, NH3... dẫn đến cá bị sốc, chết ngộp, ông Vinh cho biết thêm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.