![]() Ông Lương Ngọc Phi tự bào chữa cho mình tại phiên sơ thẩm
|
![]() Phiên tòa sơ thẩm xét xử lại vụ án của ông Lương Ngọc Phi, tháng 8.2015
|
![]() |
Theo hồ sơ vụ án, tháng 4.1998, Công an tỉnh Thái Bình khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lương Ngọc Phi về tội danh “trốn thuế” và “lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa". Ngày 29.9.1999, TAND tỉnh Thái Bình tuyên phạt ông Phi 17 năm tù giam cho hai tội danh trên.
Năm 2001, Viện KSND tỉnh Thái Bình xác định vụ án có oan sai và trả tự do cho ông Lương Ngọc Phi.
Năm 2007, ông Phi nộp đơn khởi kiện TAND tỉnh Thái Bình và TAND tỉnh Thái Bình phải bồi thường 666 triệu đồng "tổn thất tinh thần và giảm sút về sức khỏe và 21 tỉ đồng "thiệt hại về tài sản", nhưng phía bị đơn không thi hành bản án.
Ngày 26.8.2013, TAND TP.Thái Bình đã xét xử sơ thẩm và tuyên TAND tỉnh Thái Bình phải bồi thường cho ông Phi hơn 21 tỉ đồng.
Đến ngày 15.1.2015, TAND tối cao ra quyết định Giám đốc thẩm, tuyên hủy án sơ thẩm của TAND TP.Thái Bình và yêu cầu xét xử lại.
Tại phiên tòa ngày 4.8.2015, ông Phi đòi bồi thường tổng số tiền là hơn 64 tỉ đồng, theo đó Công an tỉnh Thái Bình, TAND tỉnh Thái Bình mỗi cơ quan bồi thường hơn 32 tỉ 225 triệu đồng.
Sau 1 tuần nghị án, đến 16 giờ 30 ngày 10.8.2015, Hội đồng xét xử đã tuyên TAND tỉnh Thái Bình phải bồi thường số tiền trên 22,9 tỉ đồng cho ông Lương Ngọc Phi.
|
Sẵn sàng đối chất để bác bỏ từng luận điểm kháng cáo
Ông Phi cho biết, cả 4 luận điểm kháng cáo của TAND tỉnh Thái Bình đều “hết sức vô lý”. Cụ thể, theo ông Phi, ngày 15.1.2015, TAND tối cao ra quyết định Giám đốc thẩm, tuyên hủy án trước đó, yêu cầu xét xử lại.
“Như vậy, không thể nói còn có bất cứ bản án nào của cấp dưới TAND tối cao còn hiệu lực. Còn về việc TAND tỉnh Thái Bình né tránh trách nhiệm, cho rằng không phải bồi thường với những tài sản do cơ quan điều tra thu giữ, xử lý thì Luật bồi thường oan sai nêu rõ, cơ quan nào xét xử cuối cùng thì phải bồi thường...”, ông Phi lý giải.
Ông Phi cho biết ông sẵn sàng đối chất để bác bỏ từng luận điểm kháng cáo của TAND tỉnh Thái Bình. “Tôi cho rằng động thái này của TAND tỉnh Thái Bình chỉ là kéo dài thời gian, né tránh trách nhiệm”, ông Phi nói.
Ông Phi cũng cho biết trong suốt quá trình xử sơ thẩm lại vào đầu tháng 8.2015 vừa qua, TAND tỉnh Thái Bình với tư cách bị đơn không hề cử người tham dự phiên tòa mà gửi công văn cáo bận.
|
Bình luận