Phiên tòa dự kiến diễn ra trong gần 2 tháng (bắt đầu từ ngày 5.3 đến 29.4), TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) về 3 tội danh: “tham ô tài sản”, “đưa hối lộ” và tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” với khung hình phạt cao nhất là tử hình.
Vụ án Trương Mỹ Lan: An ninh thắt chặt trước phiên tòa sơ thẩm
Ngoài ra, 85 bị cáo, bao gồm 45 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (tức SCB); 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; 1 cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước, bị Viện KSND tối cao truy tố về các tội: “tham ô tài sản”, “nhận hối lộ”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng”. Có 5 bị cáo khác đang bị truy nã đã được TAND TP.HCM kêu gọi ra đầu thú.
Riêng bị cáo Nguyễn Cao Trí (là Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella) bị xét xử về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” vì có hành vi tìm cách chiếm đoạt của bị cáo Trương Mỹ Lan 1.000 tỉ đồng.
Theo hồ sơ vụ án, bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc dù không nắm chức vụ gì tại SCB, nhưng với việc nắm giữ 91,5% cổ phần đã chi phối, lũng đoạn chỉ đạo toàn bộ hoạt động ngân hàng SCB.
Cận cảnh nơi xét xử tỉ phú Trương Mỹ Lan trong vụ án Vạn Thịnh Phát
Từ năm 2012 - 2022, bà Trương Mỹ Lan sử dụng hệ sinh thái của mình với hơn 1.000 công ty trong và ngoài nước, lấy Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm trung tâm, sau đó chia thành 4 nhóm chính, quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đến năm 2022, nhóm bị cáo còn 1.284 hồ sơ vay, tương đương dư nợ 677.286 tỉ đồng (trong đó nợ gốc 483.971 tỉ đồng, lãi/phí 193.315 tỉ đồng), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi.
Sau khi trừ giá trị tài sản đảm bảo, cáo trạng xác định bị cáo Lan gây thiệt hại cho SCB khoảng 498.000 tỉ đồng
Bình luận (0)