tin liên quan
Người nuôi cá kiện 14 doanh nghiệp 'làm cá chết trên sông Chà Và'Cá chết là do xả thải
Luật sư Hoàng Long Hà, đại diện cho các luật sư bảo vệ quyền lợi nguyên đơn yêu cầu các doanh nghiệp phải bồi thường cho người dân. “Việc thiệt hại là có thật, phía nguyên đơn sẽ chứng minh thiệt hại và bao nhiêu, xác định nguyên nhân dẫn đến thiệt hại từ đâu để các doanh nghiệp bồi thường”, luật sư Hà nói.
Theo luật sư Hà, từ khi có thiệt hại các cơ quan chức năng đã tham gia để lấy mẫu từ lòng sông, cửa miệng cống số 6… Qua kiểm tra đã đưa ra nguyên nhân trong đó chủ yếu là do nước thải ra từ cống số 6, tích hợp nhiều năm từ 14 doanh nghiệp xả ra.
Một số nguyên nhân khác như: hoạt động từ lồng bè, do nước mưa trôi rửa độc tố, nhưng tỉ lệ này rất nhỏ. Nguyên nhân chính khiến cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và chết hàng loạt thời gian qua là do việc xả thải.
|
tin liên quan
Tòa án thụ lý đơn của người dân kiện các doanh nghiệp xả thảiDoanh nghiệp "không bồi thường mà chỉ hỗ trợ"
Ông Phan Văn Lộc, chủ doanh nghiệp Phúc Lộc khẳng định các doanh nghiệp chỉ hỗ trợ người dân chứ không bồi thường vì cá chết không phải do quá trình xả thải của doanh nghiệp.
Ông Lộc cho rằng cá nuôi lồng bè chết là do mưa. Vì mỗi lần mưa mới có hiện tượng cá chết hàng loạt.
Ông Lộc lý giải: “Mưa làm cho cá nước mặn không chịu được nước ngọt nên chết. Cá nuôi lồng bè như chim nuôi trong lồng không thoát ra được. Cá tự nhiên khi gặp nước mưa thì bơi ra chỗ có nước mặn nên không chết. Còn cá nuôi lồng bè không đi ra ngoài được nên chết”.
“Hai lần làm việc với UBND tỉnh, chúng tôi đã trình bày rõ về nguyên nhân cá chết và có chết thật hay không. Xác định cá chết là có thật nhưng phải điều tra cụ thể, không thể căn cứ theo lời khai một phía”, ông Lộc nói tiếp.
“Con cá nước mặn, ngoài oxy còn cần độ mặn. Tại sao mùa nắng cá không chết, chỉ mùa mưa là có cá chết, do đó cần xác định lại nguyên nhân cá chết để điều tra.Tôi đề nghị cho thành lập cơ quan điều tra nguyên nhân cá chết. Báo cáo của ngành tài nguyên môi trường chưa đủ căn cứ xác định nguyên nhân cá chết”, ông Lộc nói thêm và khẳng định cá nuôi lồng bè chết là do thời tiết chứ việc xả thải chưa đến mức cá chết hàng loạt như vậy.
Ông Phạm Văn Thông, một người nuôi cá bị thiệt hại, bức xúc trước lập luận của doanh nghiệp Phúc Lộc: “Nếu nói mưa làm cá chết là không đúng. Nếu mưa làm cá chết thì từ năm 1997 đến nay người dân không còn vốn để nuôi cá rồi, người dân lên bờ hết rồi”.
Ông Lộc nói lại: “Chúng tôi không trốn tránh mà chia sẻ kinh nghiệm cho bà con trong việc nuôi trồng. Nếu bà con thiệt hại nhiều và khó khăn có thể kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ”.
Luật sư Chu Minh Đức, đại diện cho 5 doanh nghiệp chế biến hải sản, cũng cho biết 5 doanh nghiệp mà ông Đức bảo vệ quyền lợi không đồng ý bồi thường.
"Không phải người dân tự nhiên yêu cầu bồi thường"
Ông Nguyễn Thái Sinh, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường, đại diện UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mong muốn các doanh nghiệp chia sẻ khó khăn với người dân vì người dân rất khó khăn.
Kết thúc cuộc hòa giải, Chánh án TAND TP.Vũng Tàu Nguyễn Văn Sơn nói: “Không phải người dân tự nhiên yêu cầu doanh nghiệp bồi thường. Các doanh nghiệp phải hiểu được khó khăn của người dân nuôi cá”.
Như Thanh Niên đã thông tin, trong tháng 9.2015, cá nuôi lồng bề trên sông Chà Và, xã Long Sơn chết hàng loạt, gây thiệt hại cho người dân hàng tỉ đồng.
Ngay sau đó, các cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân cá nuôi lồng bè chết là do ô nhiễm nguồn nước.
Theo đó, 14 doanh nghiệp chế biến hải sản tại xã Tân Hải đã xả nước thải chưa qua xử lý ra hồ chứa nước ở cống số 6. Sau đó, nước từ cống số 6 đổ ra sông Chà Và làm nguồn nước sông ô nhiễm khiến cá chết hàng loạt.
Bình luận (0)