Vu lan báo hiếu: Mùa buồn ở căn nhà cưu mang những cụ già neo đơn

01/09/2020 12:12 GMT+7

Lại thêm một mùa Vu lan báo hiếu nữa, nhưng nỗi cô đơn của 20 cụ trong c ăn nhà cưu mang người già neo đơn của ông Lê Văn Hả (Sáu Hả) vẫn chưa vơi bớt phần nào bởi thiếu thốn tình cảm từ con, cháu.

Cụ Sáu Hả (72 tuổi, ngụ ấp Tân Thạnh, xã Thạnh Lộc, H.Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ) xây dựng căn nhà trên diện tích 2.000m2 đất. Nhà có tổng cộng 28 căn phòng, mỗi phòng từ 30 - 40m2. Nơi đây cưu mang 20 người già không nơi nương tựa, bệnh tật. Người ở lâu nhất cũng đã gần 15 năm, người mới nhất cũng 1 - 2 năm. Lớn tuổi nhất là cụ 93 tuổi, người nhỏ nhất nay cũng hơn 60 tuổi.
Như các mùa Vu Lan trước, những người đầu tóc bạc phơ nơi đây đáng lẽ quây quần bên con cháu, được phụng dưỡng chăm nom thì nay vẫn ngày ngày chống chọi với bệnh tật, không người thân bên cạnh, khiến ai chứng kiến cũng cảm thấy xót thương.
Mùa Vu Lan báo hiếu: Nỗi cô đơn và niềm mong mỏi cuối đời của những cụ già neo đơn

Một người phụ nữ neo đơn được ông Sáu Hả cưu mang tiếp sức để chăm lo cho những người già yếu hơn tại đây

Ảnh: DUY TÂN

Những người có nhà, con cháu lo lắng thì đến đây ở lại điều trị bệnh một vài ngày, vài tháng rồi về lại nhà. Riêng những người sống suốt nhiều năm ở đây thì hoàn cảnh ai cũng bi thương. Tất cả đều xuất thân từ những gia đình quá khó khăn, con cái người mất người còn hoặc không đủ khả năng nuôi dưỡng.
Bà Nguyễn Thị Bé Ba (93 tuổi, quê ở TP.Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) được cụ Hả cưu mang hơn 3 năm qua luôn mong ước có con kế cạnh chăm lo.
“Tôi một thân một mình không nơi nương tựa, phải sống ở chuồng heo bỏ hoang của người dân. Sức khỏe thì yếu nên thường xuyên ngất xỉu, đi lại khó khăn. Trong một lần xỉu được người dân đưa vào nhà thương, không có tiền chữa trị. May mắn được một số người chuyển tôi đến chỗ của ông Sáu Hả, được chỗ nương náu, chăm sóc thuốc thang”, cụ Ba nói.
Mùa Vu Lan báo hiếu: Nỗi cô đơn và niềm mong mỏi cuối đời của những cụ già neo đơn

Cụ Sáu Hả thăm khám cho những cụ già mà mình cưu mang

ẢNH: DUY TÂN

Mùa Vu Lan báo hiếu: Nỗi cô đơn và niềm mong mỏi cuối đời của những cụ già neo đơn

Một cụ bà neo đơn phải ngủ chuồng heo nhà dân, hiện đang nương náu nơi nhà cụ Sáu Hả 

ẢNH: DUY TÂN

Còn bà Lê Thanh Liêm (63 tuổi, ngụ H.Vĩnh Thạnh, Cần Thơ) cho biết: “Vì không có con cái nên tôi đến xin ở tại nhà ông Sáu Hả. Đến đây gặp nhiều hoàn cảnh như mình nên đồng cảm. Còn khỏe nên tôi cũng phụ tiếp lo cho những người già yếu, bệnh tật”.
Ông Bé Hai (65 tuổi, ngụ H.Vĩnh Thạnh) trải lòng, do không có con cái nên giờ người ông coi là thân nhất, kế cạnh ông và không bao giờ rời bỏ ông chính là con chó nhỏ.
Mùa Vu Lan báo hiếu: Nỗi cô đơn và niềm mong mỏi cuối đời của những cụ già neo đơn

Tuổi già, sức yếu không nơi nương tựa, không được con cái phụng dưỡng nhưng nhiều người vẫn may mắn khi được ở ngôi nhà chung này

ẢNH: DUY TÂN

“Tôi đến nương náu nơi nhà ông Sáu, con chó cũng theo tôi ở đây, tôi đi đâu thì nó theo đó. Tôi nằm trên giường nghỉ thì nó nằm canh ở phía dưới. Ai kêu cũng không theo đâu, chỉ kế cạnh tôi. Tôi coi nó như đứa con của mình vậy”, ông Bé Hai nói.
Được hỏi về những điều mong ước cuộc đời mình, nhất là trong mùa Vu lan báo hiếu, tất cả các cụ đều có chung một câu trả lời: “Chẳng đòi hỏi điều gì nhiều ngoài việc có con cái ở bên để chăm sóc và phụng dưỡng và mang lại niềm vui trong tuổi già của mình”. 

Một cụ bà mắc nhiều căng bệnh nhưng không có con chăm sóc, phải sống nhờ vào lòng nhân ái của... người lạ

Ai cũng mơ ước có con cái ở bên để chăm sóc và mang lại niềm vui tuổi già

Một người đàn ông với người thân là một chú chó

ẢNH: DUY TÂN

Ông Sáu Hả kể trước kia ông làm y tá tại xã. Đến năm 1975, với mong ước chữa bệnh giúp đời, ông khăn gói lên TP.HCM học trung cấp đông và tây y. Sau khi tốt nghiệp, nhận bằng y sĩ, ông trở về làm việc tại trạm y tế xã. Trong quá trình khám chữa bệnh, nhận thấy nhiều hoàn cảnh khốn khổ, bệnh tật, già yếu không người chăm sóc, không tiền thuốc thang... lòng ông ray rứt khôn nguôi. Từ đó, ông Hả quyết định xây dựng nơi cưu mang người bệnh, người già neo đơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.